Cận cảnh bàn chân Đức Phật 'khổng lồ' ở chùa Tam Chúc thu hút người dân

Bàn chân Đức Phật được chế tác bằng đá xanh tự nhiên tại chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử, người dân và du khách thập phương tìm đến trong những ngày diễn ra lễ chiêm bái xá lợi Đức Phật.

Ngày 18/5, ghi nhận của PV Gia đình và Xã hội, hàng vạn Phật tử, người dân trở về chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam để chiêm bái xá lợi Đức Phật. Khu vực "Dấu chân Phật Đà" là một trong những điểm dừng chân thu hút nhiều người.

Ngày 18/5, ghi nhận của PV Gia đình và Xã hội, hàng vạn Phật tử, người dân trở về chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam để chiêm bái xá lợi Đức Phật. Khu vực "Dấu chân Phật Đà" là một trong những điểm dừng chân thu hút nhiều người.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, "Dấu chân Phật Đà" là hình tượng bàn chân Đức Phật được chế tác bằng đá xanh tự nhiên vừa chính thức hiện diện tại chùa Tam Chúc, thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử và du khách thập phương tìm về chiêm bái.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, "Dấu chân Phật Đà" là hình tượng bàn chân Đức Phật được chế tác bằng đá xanh tự nhiên vừa chính thức hiện diện tại chùa Tam Chúc, thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử và du khách thập phương tìm về chiêm bái.

Đây là một biểu tượng Phật tích, được đặt tại khu vườn cột kinh chùa Tam Chúc nhằm tôn vinh dấu chân bậc giác ngộ - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đây là một biểu tượng Phật tích, được đặt tại khu vườn cột kinh chùa Tam Chúc nhằm tôn vinh dấu chân bậc giác ngộ - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Hình tượng bàn chân Đức Phật được chế tác từ 2 khối đá xanh tự nhiên, mỗi khối dài 10m, rộng 3,6m, cao 1m và nặng hơn 100 tấn.

Hình tượng bàn chân Đức Phật được chế tác từ 2 khối đá xanh tự nhiên, mỗi khối dài 10m, rộng 3,6m, cao 1m và nặng hơn 100 tấn.

Trên bề mặt hình tượng bàn chân Đức Phật là các hoa văn được chạm khắc công phu như hoa sen, biểu trưng cho ba nền tảng của con đường tu tập: Giới - Định - Tuệ.

Trên bề mặt hình tượng bàn chân Đức Phật là các hoa văn được chạm khắc công phu như hoa sen, biểu trưng cho ba nền tảng của con đường tu tập: Giới - Định - Tuệ.

“Dấu chân Phật Đà” tại chùa Tam Chúc những ngày này là điểm dừng chân chiêm nghiệm cho các tăng ni, Phật tử, người dân và du khách thập phương.

“Dấu chân Phật Đà” tại chùa Tam Chúc những ngày này là điểm dừng chân chiêm nghiệm cho các tăng ni, Phật tử, người dân và du khách thập phương.

Nhiều người dân xoa "Dấu chân Phật Đà" để cầu nguyện.

Nhiều người dân xoa "Dấu chân Phật Đà" để cầu nguyện.

Sau khi xoa tay vào "Dấu chân Phật Đà", các Phật tử thường đưa tay xoa lên mặt, đầu và chắp tay cầu nguyện để thể hiện lòng thành kính và ước nguyện muốn nhận được sự che chở của Đức Phật.

Sau khi xoa tay vào "Dấu chân Phật Đà", các Phật tử thường đưa tay xoa lên mặt, đầu và chắp tay cầu nguyện để thể hiện lòng thành kính và ước nguyện muốn nhận được sự che chở của Đức Phật.

Anh Nguyễn Văn Bình (Vũ Thư, Thái Bình) chia sẻ: "Đây là lần đầu tôi được chạm vào hình tượng bàn chân Đức Phật to như thế để khấn nguyện, tôi cảm thấy vô cùng xúc động. Dù đã đi hành hương nhiều nơi nhưng đây là chuyến đi đáng nhớ nhất của tôi và gia đình".

Anh Nguyễn Văn Bình (Vũ Thư, Thái Bình) chia sẻ: "Đây là lần đầu tôi được chạm vào hình tượng bàn chân Đức Phật to như thế để khấn nguyện, tôi cảm thấy vô cùng xúc động. Dù đã đi hành hương nhiều nơi nhưng đây là chuyến đi đáng nhớ nhất của tôi và gia đình".

Một số du khách đứng ở trước bàn chân Đức Phật chắp tay cầu nguyện.

Một số du khách đứng ở trước bàn chân Đức Phật chắp tay cầu nguyện.

Nhiều người còn chui qua kiệu rước được đặt ở trước bàn chân Đức Phật.

Nhiều người còn chui qua kiệu rước được đặt ở trước bàn chân Đức Phật.

Video người dân đến chùa Tam Chúc ở Hà Nam chiêm bái xá lợi Đức Phật:

Nhật Tân

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/can-canh-ban-chan-duc-phat-khong-lo-o-chua-tam-chuc-thu-hut-nguoi-dan-172250519154309131.htm