Cận cảnh bên trong máy điện hạt nhân Chernobyl 'chết chóc' ở Ukraine

Suốt nhiều năm qua, để đảm bảo tính an toàn, các kỹ sư vẫn cần mẫn vào bên trong nhà máy điện hạt nhân Chernobyl kiểm tra kết cấu và nồng độ phóng xạ.

Thảm họa nguyên tử ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl cho đến nay vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại, dù đã hơn 30 năm xảy ra. Ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nổ tung, gây nên thảm họa nguyên tử tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại.

Thảm họa nguyên tử ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl cho đến nay vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại, dù đã hơn 30 năm xảy ra. Ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nổ tung, gây nên thảm họa nguyên tử tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại.

Khoảng 2.000 người lao động vẫn ở lại nhà máy Chernobyl để đảm bảo không xảy ra thảm họa hạt nhân giống như năm 1986 vốn giết chết hàng trăm người và làm lây lan phóng xạ về phía Tây trên khắp châu Âu.

Khoảng 2.000 người lao động vẫn ở lại nhà máy Chernobyl để đảm bảo không xảy ra thảm họa hạt nhân giống như năm 1986 vốn giết chết hàng trăm người và làm lây lan phóng xạ về phía Tây trên khắp châu Âu.

Sau khi thảm họa năm 1986 xảy ra, một công ty nhà nước của Ukraine đã bịt kín lò phản ứng số 4 này bằng 200m3 bê tông, chôn vùi nguồn chất độc hại chết người đó.

Sau khi thảm họa năm 1986 xảy ra, một công ty nhà nước của Ukraine đã bịt kín lò phản ứng số 4 này bằng 200m3 bê tông, chôn vùi nguồn chất độc hại chết người đó.

Để đảm bảo tính an toàn, các kỹ sư vẫn phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của cỗ “quan tài bê tông” này.

Để đảm bảo tính an toàn, các kỹ sư vẫn phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của cỗ “quan tài bê tông” này.

Trước khi đi vào bên trong các lò phản ứng để kiểm tra, các chuyên gia, kỹ sư phải mặc quần áo bảo hộ và đeo găng tay.

Trước khi đi vào bên trong các lò phản ứng để kiểm tra, các chuyên gia, kỹ sư phải mặc quần áo bảo hộ và đeo găng tay.

Bảng trung tâm điều khiển của lò phản ứng số 3.

Bảng trung tâm điều khiển của lò phản ứng số 3.

Các kỹ sư khi vào kiểm tra bên trong các lò phản ứng phải mặc trang phục bằng vải không thấm ở bên ngoài. Họ thở qua bình dưỡng khí và đeo các thiết bị đo phóng xạ.

Các kỹ sư khi vào kiểm tra bên trong các lò phản ứng phải mặc trang phục bằng vải không thấm ở bên ngoài. Họ thở qua bình dưỡng khí và đeo các thiết bị đo phóng xạ.

Mỗi kỹ sư sẽ kiểm tra bên trong lò phản ứng khoảng 15-20 phút, khoảng thời gian kiểm tra này sẽ phụ thuộc vào nồng độ phóng xạ mà họ tiếp xúc.

Mỗi kỹ sư sẽ kiểm tra bên trong lò phản ứng khoảng 15-20 phút, khoảng thời gian kiểm tra này sẽ phụ thuộc vào nồng độ phóng xạ mà họ tiếp xúc.

Các nhà khoa học ước tính phải mất vài nghìn năm nữa, con người mới có thể quay về sinh sống tại khu vực xung quanh nhà máy Chernobyl với mức độ phóng xạ an toàn.

Các nhà khoa học ước tính phải mất vài nghìn năm nữa, con người mới có thể quay về sinh sống tại khu vực xung quanh nhà máy Chernobyl với mức độ phóng xạ an toàn.

Chiếc xe chở nước đang xịt nước trên đường để ngăn chặn bụi phóng xạ bị gió cuốn đi sang các khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Chiếc xe chở nước đang xịt nước trên đường để ngăn chặn bụi phóng xạ bị gió cuốn đi sang các khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Hình ảnh tổng quan bên ngoài lò phản ứng số 4 sau khi được bọc bằng lớp vỏ bê tông và thép. Ảnh: Reuters.

Hình ảnh tổng quan bên ngoài lò phản ứng số 4 sau khi được bọc bằng lớp vỏ bê tông và thép. Ảnh: Reuters.

Mời độc giả xem video Thế giới phản ứng trước căng thẳng giữa Nga - Ucraina. Nguồn: VTV24.

Thảo Nguyên (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/the-gioi/can-canh-ben-trong-may-dien-hat-nhan-chernobyl-chet-choc-o-ukraine-1673901.html