Cận cảnh bộ xương dài 18m của loài động vật biển quý hiếm

Bộ xương cá voi lưng gù dài 18m đặt tại Viện Hải dương học (Cầu Đá, Nha Trang, Khánh Hòa) ngày càng thu hút đông đảo người dân, du khách đến chiêm ngưỡng.

Thông tin từ Viện Hải dương học (Cầu Đá, Nha Trang, Khánh Hòa), năm 1994, trong quá trình đào mương thủy lợi, người dân xã Hải Cường (Hải Hậu, Nam Định) đã phát hiện bộ xương cá voi nói trên. Đây là loài động vật quý hiếm.

Khi phát hiện, bộ xương đang nằm ở độ sâu 1,2m dưới lòng đất, bộ xương có chiều dài 18m. Sau khi khai quật và làm các thủ tục liên quan, bộ xương này được đưa về Viện Hải dương học để nghiên cứu, phục dựng.

Dưới đây là chùm ảnh về bộ xương cá voi lưng gù đã phục dựng hoàn chỉnh.

Bộ xương cá voi lưng gù dài 18m được phục dựng hoàn chỉnh và đặt trong một căn phòng lớn của Viện Hải dương học.

Bộ xương cá voi lưng gù dài 18m được phục dựng hoàn chỉnh và đặt trong một căn phòng lớn của Viện Hải dương học.

Bộ xương cá voi lưng gù nhìn từ phía đuôi. Hiện bộ xương này được đông đảo khách du lịch và người dân đến chiêm ngưỡng hàng ngày.

Bộ xương cá voi lưng gù nhìn từ phía đuôi. Hiện bộ xương này được đông đảo khách du lịch và người dân đến chiêm ngưỡng hàng ngày.

Bảng mô tả cấu trúc cơ thể của cá voi lưng gù.

Bảng mô tả cấu trúc cơ thể của cá voi lưng gù.

Các đốt xương, mảnh xương phần đuôi của cá voi lừng gù.

Các đốt xương, mảnh xương phần đuôi của cá voi lừng gù.

Phần xương miệng, xương đầu của cá voi lưng gù. Thông tin từ Viện Hải dương học, cá voi lưng gù là động vật thuộc lớp thú, có tính ăn tạp. Loài động vật này có thể phát ra chuỗi âm thanh kéo dài hàng giờ đồng hồ, đồng thời cá voi con còn dùng âm thanh để giao tiếp với cá voi mẹ. Hiện, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về âm thanh của cá voi.

Phần xương miệng, xương đầu của cá voi lưng gù. Thông tin từ Viện Hải dương học, cá voi lưng gù là động vật thuộc lớp thú, có tính ăn tạp. Loài động vật này có thể phát ra chuỗi âm thanh kéo dài hàng giờ đồng hồ, đồng thời cá voi con còn dùng âm thanh để giao tiếp với cá voi mẹ. Hiện, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về âm thanh của cá voi.

Khoang bụng và hệ thống xương sườn của cá voi lưng gù. Là người trực tiếp phục dựng bộ xương cá voi lưng gù, nghệ nhân, họa sĩ Lê Vũ (Nha Trang, Khánh Hòa) cho biết, khi vận chuyển về Viện Hải dương học, bộ xương này rất lộn xộn. Nhiều khúc xương đã gãy, vỡ, một số xương nhỏ thì đã mục nát. Chính vậy nên, chúng tôi phải phục dựng lại rất kỳ công, nhiều đoạn xương đã nát thì phải thay thế bằng chất liệu khác như thạch cao.

Khoang bụng và hệ thống xương sườn của cá voi lưng gù. Là người trực tiếp phục dựng bộ xương cá voi lưng gù, nghệ nhân, họa sĩ Lê Vũ (Nha Trang, Khánh Hòa) cho biết, khi vận chuyển về Viện Hải dương học, bộ xương này rất lộn xộn. Nhiều khúc xương đã gãy, vỡ, một số xương nhỏ thì đã mục nát. Chính vậy nên, chúng tôi phải phục dựng lại rất kỳ công, nhiều đoạn xương đã nát thì phải thay thế bằng chất liệu khác như thạch cao.

Theo họa sĩ Lê Vũ, phải mất gần 100 ngày mới có thể lắp ghép, phục dựng xong bộ xương cá voi lưng gù. Khó nhất là phục chế phần xương vây, có những khúc xương mục, phải tỉ mỉ gia cố, lắm ghép chúng lại sau đó bổ sung thêm thạch cao.

Theo họa sĩ Lê Vũ, phải mất gần 100 ngày mới có thể lắp ghép, phục dựng xong bộ xương cá voi lưng gù. Khó nhất là phục chế phần xương vây, có những khúc xương mục, phải tỉ mỉ gia cố, lắm ghép chúng lại sau đó bổ sung thêm thạch cao.

Phần sống lưng của cá voi được gia cố, phục dựng giống y như lúc cá voi đang hoạt động dưới biển.

Phần sống lưng của cá voi được gia cố, phục dựng giống y như lúc cá voi đang hoạt động dưới biển.

Sau khi được phục dựng, từng đoạn xương cá voi được bảo quản, chăm chút cẩn thận.

Sau khi được phục dựng, từng đoạn xương cá voi được bảo quản, chăm chút cẩn thận.

Theo thuyết minh của cán bộ Viện Hải dương học, ngư dân còn gọi cá voi lưng gù là cá Ông và luôn dành tình cảm yêu quý, tôn kính cho loài động vật này.

Theo thuyết minh của cán bộ Viện Hải dương học, ngư dân còn gọi cá voi lưng gù là cá Ông và luôn dành tình cảm yêu quý, tôn kính cho loài động vật này.

Dịp cuối tuần, học sinh và trẻ em thường được gia đình đưa đến Viện Hải dương học để xem bộ xương cá voi lưng gù và tìm hiểu về loài động vật này.

Dịp cuối tuần, học sinh và trẻ em thường được gia đình đưa đến Viện Hải dương học để xem bộ xương cá voi lưng gù và tìm hiểu về loài động vật này.

Bộ xương cá voi lưng gù dài 18m được phục dựng ở Viện Hải dương học.

Đông Hưng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/can-canh-bo-xuong-dai-18m-cua-loai-dong-vat-bien-quy-hiem-169240530111208545.htm