Cận cảnh các cây cầu ở Hà Nội bắc qua sông Hồng

Những cây cầu ở Hà Nội bắc qua sông Hồng, đang góp phần quan trọng trong việc kết nối giao thông, phát triển kinh tế vùng.

Theo quy hoạch từ nay đến năm 2030, Hà Nội sẽ có hàng loạt cây cầu vượt sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi kết nối liền mạch giữa các trung tâm kinh tế - chính trị; giữa các vùng địa phương và các đô thị vệ tinh.

Cho đến thời điểm hiện tại, Thủ đô Hà Nội đang có rất nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng như Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, Văn Lang. Theo Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thủ đô Hà Nội sẽ được xây dựng thêm 10 cây cầu bắc qua sông Hồng. Đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 18 cây cầu đáp ứng nhu cầu giao thông của Thủ đô cũng như kết nối giao thông liên vùng.

Cùng ngắm một số cây cầu ở Hà Nội hiện đang bắc qua sông Hồng.

Cầu Long Biên

 Cầu Long Biên nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Cầu được xây dựng từ năm 1898 đến 1902. Cầu có 896 m cầu dẫn, 2.290 m bắc qua sông; 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m. Đây là cây cầu thép đầu tiên và dài nhất ở Việt Nam.

Cầu Long Biên nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Cầu được xây dựng từ năm 1898 đến 1902. Cầu có 896 m cầu dẫn, 2.290 m bắc qua sông; 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m. Đây là cây cầu thép đầu tiên và dài nhất ở Việt Nam.

 Giữa cầu Long Biên là làn dành cho đường sắt, hai bên là làn đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Đặc biệt, luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không ở bên phải như các cầu thông thường khác.

Giữa cầu Long Biên là làn dành cho đường sắt, hai bên là làn đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Đặc biệt, luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không ở bên phải như các cầu thông thường khác.

 Đến nay, cầu đã 122 năm tuổi và là cây cầu thép lâu đời nhất Việt Nam.

Đến nay, cầu đã 122 năm tuổi và là cây cầu thép lâu đời nhất Việt Nam.

Cầu Chương Dương

 Cầu Chương Dương được đưa vào sử dụng năm 1985 – 1986. Cây cầu có chiều dài 1.210,9m, rộng 19,26m gồm 2 làn xe ô tô ở giữa, 2 làn bên cánh gà.

Cầu Chương Dương được đưa vào sử dụng năm 1985 – 1986. Cây cầu có chiều dài 1.210,9m, rộng 19,26m gồm 2 làn xe ô tô ở giữa, 2 làn bên cánh gà.

 Cầu Chương Dương có 11 nhịp dầm cầu chính bằng thép, 10 nhịp cầu dẫn bằng bê tông. Cầu có 21 trụ với tổng khối lượng bê tông các trụ là 40.000m3.

Cầu Chương Dương có 11 nhịp dầm cầu chính bằng thép, 10 nhịp cầu dẫn bằng bê tông. Cầu có 21 trụ với tổng khối lượng bê tông các trụ là 40.000m3.

 Nằm ở vị trí đắc địa kết nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên và các vùng lân cận, sau gần 4 thập kỷ, cầu Chương Dương vẫn đóng vai trò quan trọng đối với giao thông, phát triển kinh tế Thủ đô.

Nằm ở vị trí đắc địa kết nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên và các vùng lân cận, sau gần 4 thập kỷ, cầu Chương Dương vẫn đóng vai trò quan trọng đối với giao thông, phát triển kinh tế Thủ đô.

Cầu Thăng Long

 Cầu Thăng Long được khởi công năm 1974 và khánh thành vào ngày 9/5/1985. Đây là câu cầu bắc qua sông Hồng nối liền trung tâm Hà Nội với đường Võ Văn Kiệt hướng đi sân bay quốc tế Nội Bài.

Cầu Thăng Long được khởi công năm 1974 và khánh thành vào ngày 9/5/1985. Đây là câu cầu bắc qua sông Hồng nối liền trung tâm Hà Nội với đường Võ Văn Kiệt hướng đi sân bay quốc tế Nội Bài.

 Cầu Thăng Long gồm hai tầng giàn thép tam giác, khẩu độ 112m, mỗi liên 3 nhịp. Tầng trên dành cho đường ô tô, tầng dưới ở giữa là tuyến đường sắt (thiết kế theo khổ ray 1.435 mm), hai bên cánh gà của đường sắt là đường xe thô sơ rộng 3,5m mỗi làn. Chiều dài toàn cầu tính theo đường sắt (tầng dưới) hơn 5,5 km, tính theo đường ô-tô (tầng trên) hơn 3,1 km, theo đường xe thô sơ hơn 2,6 km.

Cầu Thăng Long gồm hai tầng giàn thép tam giác, khẩu độ 112m, mỗi liên 3 nhịp. Tầng trên dành cho đường ô tô, tầng dưới ở giữa là tuyến đường sắt (thiết kế theo khổ ray 1.435 mm), hai bên cánh gà của đường sắt là đường xe thô sơ rộng 3,5m mỗi làn. Chiều dài toàn cầu tính theo đường sắt (tầng dưới) hơn 5,5 km, tính theo đường ô-tô (tầng trên) hơn 3,1 km, theo đường xe thô sơ hơn 2,6 km.

 Đây là cây cầu được sự giúp đỡ của những người bạn Liên Xô, đây cùng là lần đầu tiên người thợ thi công cầu Việt Nam và Liên Xô cùng thi công lắp cụm dầm thép. Vào năm 1985, cầu Thăng Long chính thức hoàn thành và đưa vào khai thác. Từ đó, cây cầu trở thành một biểu tượng vững bền cho tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô. Hiện, trên hai đầu cầu vẫn còn lưu giữ những biểu tượng về tình hữu nghị này.

Đây là cây cầu được sự giúp đỡ của những người bạn Liên Xô, đây cùng là lần đầu tiên người thợ thi công cầu Việt Nam và Liên Xô cùng thi công lắp cụm dầm thép. Vào năm 1985, cầu Thăng Long chính thức hoàn thành và đưa vào khai thác. Từ đó, cây cầu trở thành một biểu tượng vững bền cho tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô. Hiện, trên hai đầu cầu vẫn còn lưu giữ những biểu tượng về tình hữu nghị này.

Cầu Nhật Tân

 Cầu Nhật Tân nằm trên trục đường Vành đai 2 của TP Hà Nội, điểm đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, điểm cuối giao với QL23B tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh.Công trình được khởi công vào năm 2009 và khánh thành ngày 4/1/2015 với tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng.

Cầu Nhật Tân nằm trên trục đường Vành đai 2 của TP Hà Nội, điểm đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, điểm cuối giao với QL23B tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh.Công trình được khởi công vào năm 2009 và khánh thành ngày 4/1/2015 với tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng.

 Cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu có tổng chiều dài gần 9km, bao gồm: Phần cầu cầu Nhật Tân có tổng chiều dài hơn 3,7km với bề rộng mặt cầu 33,2m. Trong đó, cầu chính Nhật Tân là một trong số ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới với 5 trụ tháp, tượng trưng cho 5 cửa ô Hà Nội.

Cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu có tổng chiều dài gần 9km, bao gồm: Phần cầu cầu Nhật Tân có tổng chiều dài hơn 3,7km với bề rộng mặt cầu 33,2m. Trong đó, cầu chính Nhật Tân là một trong số ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới với 5 trụ tháp, tượng trưng cho 5 cửa ô Hà Nội.

 Cầu Nhật Tân được đưa vào khai thác có ý nghĩa quan trọng, giúp kết nối trung tâm thủ đô với sân bay Nội Bài và lên các tỉnh phía Bắc, đảm bảo các yêu cầu về giao thông vận tải phục vụ cho công tác xây dựng, phát triển các khu công nghiệp trong vùng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, du lịch của Thủ đô. Đây cũng là công trình biểu trưng cho tình hữu nghị tốt đẹp giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản.

Cầu Nhật Tân được đưa vào khai thác có ý nghĩa quan trọng, giúp kết nối trung tâm thủ đô với sân bay Nội Bài và lên các tỉnh phía Bắc, đảm bảo các yêu cầu về giao thông vận tải phục vụ cho công tác xây dựng, phát triển các khu công nghiệp trong vùng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, du lịch của Thủ đô. Đây cũng là công trình biểu trưng cho tình hữu nghị tốt đẹp giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản.

Cầu Vĩnh Tuy

 Cầu Vĩnh Tuy nằm trên tuyến vành đai 2 nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên của thành phố. Được khởi công năm 2005, khánh thành giai đoạn 1 năm 2010, giai đoạn 2 đưa vào sử dụng năm 2023. Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng, có chiều dài nhịp đúc hẫng đạt kỷ lục 135 m, so với cầu Thanh Trì là 130m.

Cầu Vĩnh Tuy nằm trên tuyến vành đai 2 nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên của thành phố. Được khởi công năm 2005, khánh thành giai đoạn 1 năm 2010, giai đoạn 2 đưa vào sử dụng năm 2023. Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng, có chiều dài nhịp đúc hẫng đạt kỷ lục 135 m, so với cầu Thanh Trì là 130m.

 Đây là cây cầu có chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất Việt Nam với 8 làn ô tô (40 m). Ngoài ra, cầu Vĩnh Tuy còn nắm giữ kỷ lục về kết cấu chuỗi nhịp chính vượt sông lớn nhất, với 8 nhịp liên tục đúc hẫng dài 990 m, trong đó có nhịp đúc hẫng lớn nhất dài 135 m. Công trình này được thiết kế với kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực, có khả năng chịu đựng động đất cấp 8.

Đây là cây cầu có chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất Việt Nam với 8 làn ô tô (40 m). Ngoài ra, cầu Vĩnh Tuy còn nắm giữ kỷ lục về kết cấu chuỗi nhịp chính vượt sông lớn nhất, với 8 nhịp liên tục đúc hẫng dài 990 m, trong đó có nhịp đúc hẫng lớn nhất dài 135 m. Công trình này được thiết kế với kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực, có khả năng chịu đựng động đất cấp 8.

Cầu Thanh Trì

 Cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 410 triệu USD nằm trên trục Vành đai 3, là tuyến giao thông huyết mạch kết nối với QL1A, QL5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng… nên có mật độ giao thông rất cao. Với tổng chiều dài cầu và đường dẫn lên đến hơn 19km, Thanh Trì là dự án cầu dài nhất vượt sông Hồng. Trong đó, cầu chính vượt sông dài 3.084m, rộng 33,1m được chia thành hai chiều riêng biệt bằng dải phân cách cứng.

Cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 410 triệu USD nằm trên trục Vành đai 3, là tuyến giao thông huyết mạch kết nối với QL1A, QL5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng… nên có mật độ giao thông rất cao. Với tổng chiều dài cầu và đường dẫn lên đến hơn 19km, Thanh Trì là dự án cầu dài nhất vượt sông Hồng. Trong đó, cầu chính vượt sông dài 3.084m, rộng 33,1m được chia thành hai chiều riêng biệt bằng dải phân cách cứng.

 Cùng với vành đai 3, cây cầu góp phần tạo liên kết giữa vùng tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và liên thông trục Bắc - Nam, giảm bớt đáng kể lưu lượng xe lưu thông qua nội thành Hà Nội.

Cùng với vành đai 3, cây cầu góp phần tạo liên kết giữa vùng tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và liên thông trục Bắc - Nam, giảm bớt đáng kể lưu lượng xe lưu thông qua nội thành Hà Nội.

Cầu Văn Lang

 Cầu Văn Lang (cầu Việt Trì - Ba Vì) nối Hà Nội với Phú Thọ, nằm ở phía tây bắc Thủ đô, kết nối Quốc lộ 32 và Quốc lộ 32C. Công trình do doanh nghiệp đầu tư theo hình thức BOT.

Cầu Văn Lang (cầu Việt Trì - Ba Vì) nối Hà Nội với Phú Thọ, nằm ở phía tây bắc Thủ đô, kết nối Quốc lộ 32 và Quốc lộ 32C. Công trình do doanh nghiệp đầu tư theo hình thức BOT.

 Cầu khởi công tháng 8/2016, thông xe tháng 10/2018, dài 1,5 km, rộng 12 m với hai làn xe cơ giới và hai làn hỗn hợp, kết cấu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực.

Cầu khởi công tháng 8/2016, thông xe tháng 10/2018, dài 1,5 km, rộng 12 m với hai làn xe cơ giới và hai làn hỗn hợp, kết cấu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực.

Sông Lam

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/can-canh-cac-cay-cau-o-ha-noi-bac-qua-song-hong-post316632.html