Cận cảnh các loài động vật quý hiếm tại Khu bảo tồn Sao La

Từ 2023 đến nay, thông qua việc đặt bẫy ảnh, tại Khu bảo tồn Sao La (Thừa Thiên Huế) ghi nhận sự xuất hiện của 39 loài động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm cự kỳ nguy cấp, quý hiếm.

Khu bảo tồn Sao La nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích 15.303,39 hecta, bao gồm diện tích rừng nguyên sinh tự nhiên còn sót lại của khu vực Trung Trường Sơn.

Có độ che phủ rừng hơn 90%, Khu bảo tồn Sao La được ghi nhận là một trong những nơi có tính đa dạng sinh học cao nhất trong khu vực và là nơi sinh sống của Sao La - một trong những loài động vật có vú lớn quý hiếm nhất, thuộc danh mục loài động vật cực kỳ nguy cấp.

Cán bộ Khu bảo tồn Sao La thu âm Vượn để để xác định số lượng đàn và số con đực, con cái qua đó để có kế hoạch giám sát và bảo tồn.

Cán bộ Khu bảo tồn Sao La thu âm Vượn để để xác định số lượng đàn và số con đực, con cái qua đó để có kế hoạch giám sát và bảo tồn.

Khu bảo tồn Sa La hiện là "mái nhà chung" của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Cụ thể, tại đây ghi nhận 42 loài thú, 84 loài ếch nhái, bò sát, 139 loài chim, 54 loài cá… với nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN và 1.114 loài thực vật.

Từ năm 2023 đến nay, Khu bảo tồn Sao La thực hiện 4 đợt đặt bẫy ảnh tại 153 điểm đặt với tổng cộng 446 máy bẫy ảnh. Qua đó, ghi nhận sự xuất hiện của 39 loài động vật với đó 2 loài cực kỳ nguy cấp, 1 loài nguy cấp và 4 loài sắp nguy cấp theo Sách đỏ thế giới năm 2024.

Các loài động vật quý hiếm được ghi nhận như Mang Trường Sơn, Sơn dương, Trĩ Sao, Tê tê Java, Rái cá vuốt bé, Sơn dương, Khỉ đuôi lợn, Khỉ mặt đỏ, Vooc chà vá chân nâu...

Một số hình ảnh về các loài động vật quý hiếm tại Khu bảo tồn Sao La:

Cá thể Tê tê.

Cá thể Tê tê.

Khỉ mặt đỏ.

Khỉ mặt đỏ.

Chồn vàng.

Chồn vàng.

Thỏ vằn Trường Sơn.

Thỏ vằn Trường Sơn.

Cầy voi mốc.

Cầy voi mốc.

Gà so ngực gụ.

Gà so ngực gụ.

Cầy voi hương.

Cầy voi hương.

Khỉ đuôi lợn.

Khỉ đuôi lợn.

Mang thường.

Mang thường.

Sơn dương.

Sơn dương.

Cá thể Nai.

Cá thể Nai.

Nhím bờm.

Nhím bờm.

Ông Nguyễn Thanh, Giám đốc Khu bảo tồn Sao La cho biết, đơn vị tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong tuần tra, giám sát đa dạng sinh học cũng như theo dõi biến động rừng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi chặt phá rừng. Đặc biệt, sử dụng công cụ Wildlife Insights để quản lý và phân tích dữ liệu bẫy ảnh phục vụ cho công tác giám sát đa dạng sinh học.

"Chúng tôi sẽ thực hiện các hoạt động bẫy ảnh để ghi nhận sự xuất hiện của Sao La và các loài động vật hoang dã khác. Bên cạnh đó, thu âm Vượn để xác định số lượng đàn và số con đực, con cái qua đó có kế hoạch giám sát và bảo tồn tốt trong thời gian tới", ông Thanh nói.

Lãnh đạo Khu bảo tồn Sao La cho hay, thông qua các chương trình dự án hỗ trợ sinh kế đến người dân các xã giáp ranh sẽ giúp tạo công ăn việc làm để người dân có thu nhập ổn định, qua đó giảm tác động vào rừng.

Hoàng Dũng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/can-canh-cac-loai-dong-vat-quy-hiem-tai-khu-bao-ton-sao-la-16924072614042167.htm