Cận cảnh cây cầu vòm thép cao nhất Việt Nam bắc qua sông Đuống

Cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành là cầu được thiết kế hình con rồng thời Lý, nằm cạnh chùa Phật Tích và lăng Kinh Dương Vương. Đây cũng là cầu vòm thép cao nhất Việt Nam, có thiết kế độc đáo với tổng mức đầu tư lớn lên tới 1.927 tỷ đồng.

Cầu được khởi công xây dựng vào tháng 1-2018, do Ban quản lý xây dựng giao thông tỉnh Bắc Ninh làm chủ đầu tư và thực hiện quản lý khai thác vận hành. Điểm đầu cầu thuộc địa phận xã Cảnh Hưng (huyện Tiên Du) và điểm cuối dự án thuộc địa phận xã Đại Đồng Thành (huyện Thuận Thành). Vị trí cầu cách lăng Kinh Dương Vương khoảng 500m về phía thượng lưu, góp phần kết nối giao thông các khu di tích lịch sử phía nam và phía bắc sông Đuống tại tỉnh Bắc Ninh.

Dưới đây là một số hình ảnh về Cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành đang trong quá trình hoàn thiện do Báo Quân đội nhân dân Điện tử ghi nhận:

Cầu có điểm đầu tại xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du và điểm cuối tại xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành. Vị trí cầu cách Lăng Kinh Dương Vương khoảng 500m về phía thượng lưu, góp phần kết nối giao thông các khu di tích lịch sử phía Nam và phía Bắc sông Đuống tại tỉnh Bắc Ninh.

Cầu có điểm đầu tại xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du và điểm cuối tại xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành. Vị trí cầu cách Lăng Kinh Dương Vương khoảng 500m về phía thượng lưu, góp phần kết nối giao thông các khu di tích lịch sử phía Nam và phía Bắc sông Đuống tại tỉnh Bắc Ninh.

Cầu dài hơn 1,5km, gồm 6 nhịp cầu với tổng mức đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng. Đến nay cầu đã hoàn thành 80% khối lượng công trình.

Cầu dài hơn 1,5km, gồm 6 nhịp cầu với tổng mức đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng. Đến nay cầu đã hoàn thành 80% khối lượng công trình.

Theo đại diện tư vấn giám sát công trình cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành, đây là cây cầu có kiến trúc đẹp, tính thẩm mỹ cao, nhưng có kết cấu phức tạp.

Theo đại diện tư vấn giám sát công trình cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành, đây là cây cầu có kiến trúc đẹp, tính thẩm mỹ cao, nhưng có kết cấu phức tạp.

 Từ mặt nước lên tới đỉnh vòm thép của cầu có độ cao lên đến 87m và là cầu vòm thép cao nhất Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại.

Từ mặt nước lên tới đỉnh vòm thép của cầu có độ cao lên đến 87m và là cầu vòm thép cao nhất Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại.

Các dầm thép đang nhanh chóng được hoàn thiện để kịp tiến độ đề ra.

Các dầm thép đang nhanh chóng được hoàn thiện để kịp tiến độ đề ra.

Phần cầu dẫn lên cầu được thiết kế rộng 22,5m, mỗi bên hai làn xe hỗn hợp, mỗi bên một làn rộng 2m, cao 1,75m so với mặt cầu để cho người đi bộ ngắm cảnh, tham quan.

Phần cầu dẫn lên cầu được thiết kế rộng 22,5m, mỗi bên hai làn xe hỗn hợp, mỗi bên một làn rộng 2m, cao 1,75m so với mặt cầu để cho người đi bộ ngắm cảnh, tham quan.

 Hạng mục kết cấu cầu dẫn và cầu chính hoàn thành 100% khối lượng công việc, đơn vị nhà thầu đang tập trung thi công 5 nhịp vòm thép.

Hạng mục kết cấu cầu dẫn và cầu chính hoàn thành 100% khối lượng công việc, đơn vị nhà thầu đang tập trung thi công 5 nhịp vòm thép.

Công trình dự kiến hoàn thành căng cáp và thông xe dịp 30-4; hoàn thiện các hạng mục còn lại, tháo dỡ hệ trụ tạm, đà giáo K0, KT và đưa công trình vào sử dụng theo đúng tiến độ.

Công trình dự kiến hoàn thành căng cáp và thông xe dịp 30-4; hoàn thiện các hạng mục còn lại, tháo dỡ hệ trụ tạm, đà giáo K0, KT và đưa công trình vào sử dụng theo đúng tiến độ.

Phối cảnh cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành với kiến trúc 5 vòm chịu lực, mang hình tượng cặp rồng thời Lý, thân rồng cuộn hình chữ S, giữa đỉnh vòm là đầu cặp rồng cất cao, đối xứng nhau qua hòn ngọc, tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời. Mỗi thân rồng có 12 vây tượng trưng cho 12 tháng mưa thuận gió hòa trong năm.

Phối cảnh cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành với kiến trúc 5 vòm chịu lực, mang hình tượng cặp rồng thời Lý, thân rồng cuộn hình chữ S, giữa đỉnh vòm là đầu cặp rồng cất cao, đối xứng nhau qua hòn ngọc, tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời. Mỗi thân rồng có 12 vây tượng trưng cho 12 tháng mưa thuận gió hòa trong năm.

TUẤN SƠN – AN KHÁNH (thực hiện)

Nguồn QĐND: https://www.qdnd.vn/xa-hoi/tin-tuc/can-canh-cay-cau-vom-thep-cao-nhat-viet-nam-bac-qua-song-duong-723631