Cận cảnh cây đa khổng lồ bị chặt hạ tại đình Chèm

Cây đa khổng lồ tại đình Chèm - Di tích Quốc gia đặc biệt đã bị tùy ý chặt hạ trong ngày 18-3. Theo đại diện Ban Khánh tiết đình Chèm, đây là giống cây đa đỏ mới được trồng từ năm 1998 để tạo bóng mát, chứ không phải cây cổ thụ hay cây di sản. SGGPO xin giới thiệu chùm ảnh của Trần Trung Hiếu đã ghi lại được cây đa trong tổng thể không gian đình Chèm năm 2018, 2019 và những hình ảnh ghi nhận sau đó.

Đình Chèm là một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng (Đức Thánh Chèm). Sự tích Lý Ông Trọng đã được ghi lại trong cuốn Lĩnh Nam chích quái, thể hiện rõ ông là một nhân vật truyền thuyết của dân gian Việt Nam.

Toàn cảnh khu vực đình Chèm nhìn từ trên cao. Ảnh: TRẦN TRUNG HIẾU

Toàn cảnh khu vực đình Chèm nhìn từ trên cao. Ảnh: TRẦN TRUNG HIẾU

Đình Chèm được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chắc chắn và công phu. Công trình kiến trúc tam quan ngoài bố trí đầy đủ tứ linh (long, ly, quy, phượng) quay ra bốn hướng. Tam quan trong xây ba gian, bốn mái và năm cửa ra vào. Khu nhà bia, sân đình, tả hữu mạc, phương đình tám mái và tòa đại bái, hậu cung tạo thành hình chữ công. Bên trong đình, các cột, mái được chạm trổ tinh vi với hình rồng cuốn thủy, rồng mây, tứ linh, cá hóa rồng, hoa lá, vân mây sóng nước…

Cây đa chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong cảnh quan của đình Chèm. Ảnh: TRẦN TRUNG HIẾU

Cây đa chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong cảnh quan của đình Chèm. Ảnh: TRẦN TRUNG HIẾU

Đình Chèm đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa lớn và mở rộng. Đặc biệt vào những năm 20 của thế kỷ XX, dân vùng Chèm đã tiến hành một việc quan trọng và táo bạo là nâng toàn bộ ngôi đình lên cao. Đến nay, tất cả kiến trúc của đình Chèm vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn, từ bố cục đến kiểu dáng, cả một tổng thể những di tích cổ kính nằm hài hòa trong một không gian rộng thoáng bên sông Hồng.

Đây chính là cây đa bị chặt hạ trong quá trình tu sửa cấp thiết đình Chèm. Ảnh: TRẦN TRUNG HIẾU

Đây chính là cây đa bị chặt hạ trong quá trình tu sửa cấp thiết đình Chèm. Ảnh: TRẦN TRUNG HIẾU

Cây đa tỏa bóng mát một vùng rộng lớn trước cửa đình. Ảnh: TRẦN TRUNG HIẾU

Cây đa tỏa bóng mát một vùng rộng lớn trước cửa đình. Ảnh: TRẦN TRUNG HIẾU

Đình có vị trí rất đặc biệt trên bến, dưới thuyền, nằm ngay sát bờ sông Hồng. Không gian đình thoáng rộng, vô cùng mát mẻ với hệ thống cây xanh bao quanh.

Năm 1990, đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2018, đình Chèm được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Và đây là những gì còn sót lại của cây đa khổng lồ kia. Ảnh: THU HÀ

Và đây là những gì còn sót lại của cây đa khổng lồ kia. Ảnh: THU HÀ

Chỗ cây đa từng tồn tại nhiều năm giờ chỉ còn là một khoảng trống với gốc rễ trơ trụi. Ảnh: THU HÀ

Chỗ cây đa từng tồn tại nhiều năm giờ chỉ còn là một khoảng trống với gốc rễ trơ trụi. Ảnh: THU HÀ

Đình Chèm trước khi tu bổ. Ảnh: TRẦN TRUNG HIẾU

Đình Chèm trước khi tu bổ. Ảnh: TRẦN TRUNG HIẾU

Và hiện trạng của công trình tu sửa cấp thiết ngổn ngang với các cấu kiện cũ mới. Ảnh: THU HÀ

Và hiện trạng của công trình tu sửa cấp thiết ngổn ngang với các cấu kiện cũ mới. Ảnh: THU HÀ

MAI AN

Nguồn SGGP: https://sggp.org.vn//can-canh-cay-da-khong-lo-bi-chat-ha-tai-dinh-chem-802207.html