Cận cảnh cây da 'khổng lồ' và câu chuyện huyền bí đằng sau đó
Một cây da đại cổ thụ mỗi năm được làm 'hoa hậu' một lần ở vùng quê An Giang. Sự 'khổng lồ' của cây chính là niềm tự hào của người dân địa phương.
Cây da "đại cổ thụ" có dáng thế đẹp được người dân địa phương gọi là "giồng cây da" (ngụ ý rằng xưa kia nơi đây là gò đất cao có cây da lớn) ở An Giang luôn thu ý sự chú ý của nhiều người yêu cây cảnh bởi độ "khủng" của nó.
Đây là cây da lâu năm nhất của tỉnh An Giang. Cây da này không chỉ là "đại cổ thụ", biểu tượng tinh thần mà còn là nơi lưu giữ, ghi dấu nhiều huyền thoại của vùng đất đầu nguồn biên giới.
Trao đổi với Người Lao Động, ông Lê Văn Hưu (65 tuổi; ngụ thị trấn Long Bình), cho biết: "Ông cố tôi kể lại, từ trẻ, ông đã thấy cây da lớn sừng sững, cành lá sum suê. Ông cố có hỏi ông nội của ông cố thì được biết cây đã cao lớn từ trước đó. Từ lời ông bà kể lại, tôi đoán cây này cũng vài trăm năm tuổi".
Theo người dân địa phương, trước đó tán cây lớn khoảng một công đất (1.000m2), che mát cả một khu rộng lớn, nhưng sau mấy lần bị gãy nhánh, cây không còn phủ bóng mát như xưa. Khi những người yêu cây cảnh muốn đến chiêm ngưỡng cây da cổ thụ, hỏi người dân thị trấn Long Bình, ai cũng chỉ đường nhiệt tình.
Cây da gây choáng ngợp ngay từ ánh nhìn đầu tiên, bởi sự xanh tốt hòa lẫn nét rêu phong.
Thông tin trên Dân Việt “cụ da” tuy lớn tuổi nhưng chứ lá mơn mởn, nhìn mát mắt vô cùng, đối lập hoàn toàn với vết sần sùi thời gian trên thân. Mấy cụ lớn tuổi ở xứ này kể lại, hồi xưa, hễ vào tháng 2 âm lịch, cây mọc lá xanh um sau thời gian trụi lá. Mà ngộ lắm, mỗi lần như vậy, trời lại mưa. Nông dân cứ theo đó mà xuống giống lúa, không sai lệch vụ mùa.
Nhìn từ xa cây rất đồ sộ và với bất kỳ góc nào trên cây cũng níu mắt người nhìn. Thời gian in hằn dấu vết chi chít trên thân cây, khiến con người cảm thấy cuộc sống, trải nghiệm của mình bé nhỏ và ngắn ngủi lắm, chẳng thấm tháp gì với cây da 4-5 thế kỷ này.
Một chi tiết trên cây đa được đặt tượng Phật, gần đó còn có 2 miếu thờ quanh cây da khiến chuyện tâm linh ở đây càng đậm nét. Người dân địa phương truyền miệng nhau hàng trăm minh chứng để khẳng định “cụ” rất thiêng.
Tồn tại hàng trăm năm cây cũng có những "vết xước đau lòng". Chiến tranh đi qua đã lâu nhưng hiện giờ cây mang đầy thương tích. Vết thương được sức sống của cây bao bọc lại. Vài chục năm sau, cây già hơn một chút, lá nặng oằn nhánh, gặp thêm mưa giông quật tả tơi ngay vết sẹo cũ.
Thế là hết nhánh này tới nhánh khác buông mình. Mới mấy hôm trước, giông bứt lìa 2 nhánh cây. Nhánh nào bị gãy, người dân xin về làm thuốc, nghe nói trị tiểu đường tốt lắm.
Chia sẻ với Dân Việt, ông Nguyễn Hồng Tâm (75 tuổi) và vợ (Nguyễn Thị Cua, 70 tuổi) nghỉ chân dưới gốc cây, trốn nắng nóng ban trưa. Ông say sưa kể chuyện đời mình gắn bó với cây: “Thời chiến tranh loạn lạc, 3-4 người đi chân không, chạy vào bọng cây, được ví như “chiếc xuồng”, người ngoài kiếm hoài chẳng thấy. Nước ngập linh binh, tôi cùng nhóm bạn rủ nhau chơi trốn tìm với “ông Tà” (một hòn đá được thờ cúng tại miếu cạnh cây da). Ai chạm vào cục đá trước, lôi 'ông' lên khỏi mặt nước sẽ thắng”, ông Tâm bật cười.
Thời gian qua, việc chăm sóc và bảo dưỡng cây da dường như bị bỏ quên. Hiện cây da cổ thụ bị mối mọt tấn công, nhiều nhánh đang chết dần. Việc giúp cây phục hồi và phát triển đã vượt ngoài khả năng của địa phương. Bởi vậy, chính quyền địa phương đang chờ các ngành chức năng cấp trên và các nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghiên cứu, bảo vệ cây da cổ thụ dáng thế "độc đáo"này.
Trúc Chi (t/h)