Cận cảnh chiếc kiệu cổ tuyệt đẹp ở Tử Cấm Thành Huế

Theo quy định của nhà Nguyễn, kiệu là phương tiện dành riêng cho vua, Thái hậu và Thái tử. Mời độc giảkhám phá một chiếc kiệu cổ như vậy ở Tử Cấm Thành Huế.

Nhà Tả trà trong cung Diên Thọ của Tử Cấm Thành Huế là nơi lưu giữ và trưng bày một hiện vật lịch sử hiếm có của nhà Nguyễn: Chiếc kiệu cổ của Hoàng thái hậu Từ Cung. (1890 - 1980, vợ Vua Khải Định, mẹ Vua Bảo Đại).

Nhà Tả trà trong cung Diên Thọ của Tử Cấm Thành Huế là nơi lưu giữ và trưng bày một hiện vật lịch sử hiếm có của nhà Nguyễn: Chiếc kiệu cổ của Hoàng thái hậu Từ Cung. (1890 - 1980, vợ Vua Khải Định, mẹ Vua Bảo Đại).

Theo quy định của triều đình nhà Nguyễn, kiệu là phương tiện đi lại chỉ dành riêng cho Hoàng đế, Hoàng thái hậu và Thái tử, những người có địa vị cao quý nhất trong hoàng tộc.

Theo quy định của triều đình nhà Nguyễn, kiệu là phương tiện đi lại chỉ dành riêng cho Hoàng đế, Hoàng thái hậu và Thái tử, những người có địa vị cao quý nhất trong hoàng tộc.

Đây là một phần của lỗ bộ, một bộ vật dụng được sử dụng tùy theo tính chất nghi lễ, bao gồm kiệu, cờ, quạt, tàn, lọng, bộ binh khí, chuông, trống...

Đây là một phần của lỗ bộ, một bộ vật dụng được sử dụng tùy theo tính chất nghi lễ, bao gồm kiệu, cờ, quạt, tàn, lọng, bộ binh khí, chuông, trống...

Kiệu của vua gọi là Long liễn (hoặc ngự liễn), thông thường có kết cấu gồm một cái ghế chạm long vân, có mái che, đặt trên một giàn đòn và phải mất đến 16 người để gánh.

Kiệu của vua gọi là Long liễn (hoặc ngự liễn), thông thường có kết cấu gồm một cái ghế chạm long vân, có mái che, đặt trên một giàn đòn và phải mất đến 16 người để gánh.

Kiệu của Hoàng thái hậu gọi là Phụng liễn, có kết cấu giống Long liễn, nhưng thân kiệu thường được làm thành hình hộp để giữ sự kín đáo cho chủ nhân ngồi bên trong.

Kiệu của Hoàng thái hậu gọi là Phụng liễn, có kết cấu giống Long liễn, nhưng thân kiệu thường được làm thành hình hộp để giữ sự kín đáo cho chủ nhân ngồi bên trong.

Cũng như Long liễn, Phượng liễn cũng có 16 người gánh, được chia làm hai hàng, mỗi hàng 8 người.

Cũng như Long liễn, Phượng liễn cũng có 16 người gánh, được chia làm hai hàng, mỗi hàng 8 người.

Ngày nay, chiếc Phụng liễn của Hoàng thái hậu Từ Cung đã có tuổi đời trên dưới một thế kỷ, vẫn ở trong tình trạng rất tốt.

Ngày nay, chiếc Phụng liễn của Hoàng thái hậu Từ Cung đã có tuổi đời trên dưới một thế kỷ, vẫn ở trong tình trạng rất tốt.

Hai đầu tay đòn phía trước của kiệu được chạm trổ hình đầu chim phượng - biểu tượng của phụ nữ hoàng tộc.

Hai đầu tay đòn phía trước của kiệu được chạm trổ hình đầu chim phượng - biểu tượng của phụ nữ hoàng tộc.

Hai đầu phía sau thể hiện hình ảnh đuôi phượng.

Hai đầu phía sau thể hiện hình ảnh đuôi phượng.

Thân kiệu được sơn son thiếp vàng, chạm trổ công phu.

Thân kiệu được sơn son thiếp vàng, chạm trổ công phu.

Các mô-típ trang trí trên kiệu mang đậm chất cung đình Huế.

Các mô-típ trang trí trên kiệu mang đậm chất cung đình Huế.

Các ô cửa của kiệu đều có màn che màu vàng - màu sắc của hoàng gia.

Các ô cửa của kiệu đều có màn che màu vàng - màu sắc của hoàng gia.

Một số hình ảnh khác về chiếc kiệu của Hoàng thái hậu Từ Cung.

Một số hình ảnh khác về chiếc kiệu của Hoàng thái hậu Từ Cung.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/di-san/can-canh-chiec-kieu-co-tuyet-dep-o-tu-cam-thanh-hue-962346.html