Cậu bé Basir (phải), 11 tuổi, giúp em gái trèo lên núi rác nhặt những đồ vật có thể tái chế đem bán hoặc tái sử dụng
Khu vực tập kết rác thải này được mở cửa từ hơn 30 năm về trước
Đây là nơi mưu sinh của hàng nghìn gia đình sống xung quanh bãi rác
Nhiều người lao động nghèo cặm cụi mò mẫm quanh những núi rác chất đống cao hơn cả tòa nhà 15 tầng
Mùi hôi thối nồng nặc của thức ăn thối rữa chỉ là một trong nhiều thử thách mà họ phải đối mặt khi làm việc trên núi rác Bantar Gebang
Những người nhặt rác cũng phải đối mặt với khả năng bị bệnh ngoài da, “lở rác” do đến quá gần máy ủi có nhiệm vụ san đều núi rác
Họ sử dụng một dụng cụ bằng kim loại có tên địa phương là “ganco” để lựa rác, sau đó thả chúng vào giỏ lớn đeo sau lưng
Một vài người thậm chí còn nhặt rác bằng tay không
Dù nguy hiểm rình rập, nhưng họ vẫn phải kiếm sống bằng cách nhặt nhạnh đồ carton, gỗ, kim loại, nhựa hoặc bất cứ thứ gì khác có thể được tái chế và bán lấy tiền
Hàng chục ngôi làng nghèo khó hình thành xung quanh những núi rác này
Chính quyền địa phương cho biết, có đến 6.000 người đang sinh sống tại khu vực gần bãi rác và kiếm sống bằng nghề nhặt rác
Trong vài gia đình, thậm chí những đứa trẻ vừa lên 5 cũng theo cha mẹ đi nhặt rác
Những người nhặt rác, được gọi là “pemulung” trong tiếng Indonesia, thường kiếm được từ 2-10USD một ngày, theo New York Times
Bãi rác này hoạt động suốt cả ngày. Mỗi ngày, bãi rác là điểm đến của khoảng 1.000 chiếc xe chở đầy rác thải, vây xung quanh là những đàn ruồi đen kịt, xếp hàng nối đuôi nhau để chờ đến lượt đổ rác
Một dây chuyền vận chuyển sẽ đưa rác từ mặt đất lên trên phía đỉnh của núi rác, với độ cao lên đến cả trăm mét
Lúc bãi rác hoạt động hết công suất, có hàng trăm người nhặt rác xung quanh những máy móc hạng nặng hoạt động suốt cả ngày
Nhưng khi nền kinh tế Indonesia đang trên đà đi xuống do dịch bệnh Covid-19, ảnh hưởng của khủng hoảng cũng đã len lỏi đến những ngóc ngách của bãi rác, khiến cho cuộc sống của những người nhặt rác, vốn đã nghèo khổ nay lại càng khó khăn hơn
Phần lớn các công ty tái chế rác thải, thường thu mua sản phẩm từ người nhặt rác, đã đóng cửa trong những ngày này. Do đó, số lượng người nhặt rác cũng giảm vì họ không thể bán những thứ nhặt được
Không chỉ vậy, những biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng tại Bantar Gebang, cũng buộc nhiều người làm nghề nhặt rác phải tạm dừng công việc thường nhật
Mặc dù số lượng người nhặt rác giảm, nhưng số lượng các xe chở rác đến đây vẫn không hề giảm. Nhiều phế phẩm vốn có thể được tái chế, giờ đây lại bị chôn vùi sâu thêm trong những lớp rác thải mới
Hoàng Cường (Theo Insider/Nytimes)