Đây là một mẫu hóa thạch hàm cá sấu Gharial (Gavialis gangeticus) sống tại kỷ Oligecene (khoảng 33,9-23 triệu năm trước), được tìm thấy tại mỏ than Na Dương (Lạng Sơn), hiện vật của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội. Vào năm 2008, lần đầu tiên các hóa thạch cá sấu lộ diện ở mỏ than Na Dương.
Đây là phát hiện quan trọng từ cuộc khai quật được thực hiện bởi đoàn nghiên cứu cổ sinh do Giáo sư M. Bohem (trường Đại học Ludwig – Maximillians, Munich, CHLB Đức) làm Trưởng đoàn cùng với các nhà địa chất Việt Nam. Ảnh: Hóa thạch đầu cá sấu Na Dương.
Những năm sau này, tại vùng trũng Na Dương, cùng với các chuyên gia, Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội cũng đã thu thập được nhiều mẫu hóa thạch cá sấu cổ đại gồm răng, xương và cả phân cá sấu. Ảnh: Hóa thạch phân cá sấu Na Dương.
Các hóa thạch này tập trung ở các lớp trầm tích dày khoảng 22 – 25 mét, gồm bột sét, sét than, phiến sét than. Đây là phần chứa than nâu chất lượng cao của mỏ than Na Dương. Ảnh: Hóa thạch hàm cá sấu Na Dương.
Theo các nhà khoa học, hàng chục triệu năm trước, khu vực mỏ than Na Dương là một khu rừng mưa nhiệt đới có địa hình đầm lầy ẩm ướt. Đây là môi trường sống lý tưởng cho loài cá sấu sinh tồn và phát triển. Ảnh: Hóa thạch hàm cá sấu Na Dương.
Phát hiện khảo cổ ở mỏ than Na Dương đã bổ sung thêm bằng chứng về sự phân bố rộng của cá sấu ở châu Á tại kỷ Oligecene. Ảnh: Hóa thạch đầu cá sấu Na Dương.
Ngày nay, cá sấu Gharial vẫn còn tồn tại ở Ấn Độ và nepal. Đây là một trong những loài cá sấu lớn nhất còn sinh tồn, con trưởng thành trung bình dài từ 3,5-4,5 mét, con lớn nhất dài 6,25 mét. Ảnh: Hóa thạch hàm cá sấu Na Dương.
Còn được gọi là cá sấu mõm dài, cá sấu Gharial có chiếc mõm mảnh dẻ chuyên dùng để bắt cá. Quai hàm của chúng không đủ sức mạnh cần thiết để bắt giữ các loài thú lớn hơn làm con mồi. Ảnh: Hóa thạch phân cá sấu Na Dương.
Trong nửa cuối thế kỷ 20, số lượng cá sấu Gharial đã suy giảm 96-98%, chỉ còn ít hơn 235 cá thể vào thời điểm năm 2006. Ảnh: Hóa thạch hàm cá sấu Na Dương.
Hiện tại, chúng chỉ còn sinh sống trong một số quần thể nhỏ, có tốc độ tăng trưởng chậm chạp và dễ tổn thương tại một vài khu bảo tồn. Ảnh: Hóa thạch đầu cá sấu Na Dương.
Sự suy giảm mạnh của loài cá sấu này đến từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả săn bắn quá nhiều, thu gom trứng để tiêu thụ, đánh bắt để phục vụ cho y học cổ truyền và giết hại bởi ngư dân. Ảnh: Hóa thạch hàm cá sấu Na Dương.
Trong sách đỏ IUCN, cá sấu Gharial được xếp vào nhóm loài Cực kỳ nguy cấp. Ảnh: Hóa thạch hàm cá sấu Na Dương.
Quốc Lê