Cận cảnh động cơ của tiêm kích Chiếu Tướng: Hóa ra chỉ là mô hình

Tiêm kích Chiếu Tướng Su-75 của Nga đã được xuất hiện công khai tại triển lãm MAKS-2021. Tuy nhiên nhiều khả năng đây chỉ là mô hình được làm theo tỷ lệ 1:1, ít nhất là ở phần động cơ.

 Chiến đấu cơ Chiếu Tướng - Su-75 của Nga đã được công khai tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2021.

Chiến đấu cơ Chiếu Tướng - Su-75 của Nga đã được công khai tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2021.

Tuy nhiên đúng như nhiều dự đoán trước đó, đây chỉ là loại máy bay chiến đấu mô hình, được làm theo tỷ lệ 1:1.

Tuy nhiên đúng như nhiều dự đoán trước đó, đây chỉ là loại máy bay chiến đấu mô hình, được làm theo tỷ lệ 1:1.

Những hình ảnh cận cảnh sau khi được lộ diện của chiếc chiến đấu cơ này, đã cho thấy rõ nét từng đường góc trong thiết kế của nó, bao gồm cả cửa hút gió đặt dưới bụng máy bay.

Những hình ảnh cận cảnh sau khi được lộ diện của chiếc chiến đấu cơ này, đã cho thấy rõ nét từng đường góc trong thiết kế của nó, bao gồm cả cửa hút gió đặt dưới bụng máy bay.

Thiết kế của tiêm kích Chiếu Tướng cũng chỉ bao gồm một động cơ duy nhất, loại động cơ được sử dụng nhiều khả năng là AL-41F3 - đây là loại động cơ đời mới, có sức mạnh vượt trội so với các loại động cơ cùng kích thước khác.

Thiết kế của tiêm kích Chiếu Tướng cũng chỉ bao gồm một động cơ duy nhất, loại động cơ được sử dụng nhiều khả năng là AL-41F3 - đây là loại động cơ đời mới, có sức mạnh vượt trội so với các loại động cơ cùng kích thước khác.

Đáng tiếc là tại MAKS-2021, chiếc tiêm kích Su-75 của Nga chỉ được trang bị động cơ mô hình. Ảnh: Hình ảnh chụp cận cảnh động cơ của máy bay tiêm kích Su-75, cho thấy đây chỉ là động cơ mô hình.

Đáng tiếc là tại MAKS-2021, chiếc tiêm kích Su-75 của Nga chỉ được trang bị động cơ mô hình. Ảnh: Hình ảnh chụp cận cảnh động cơ của máy bay tiêm kích Su-75, cho thấy đây chỉ là động cơ mô hình.

Khác với các loại chiến đấu cơ phổ biến hiện nay, tiêm kích Su-75 không có cánh đuôi ngang, mà chỉ có cánh đuôi đứng vát chữ V.

Khác với các loại chiến đấu cơ phổ biến hiện nay, tiêm kích Su-75 không có cánh đuôi ngang, mà chỉ có cánh đuôi đứng vát chữ V.

Việc loại bỏ cánh đuôi ngang, sẽ cho phép chiến đấu cơ Su-75 giảm tối đa tiết diện phản xạ radar. Tuy nhiên đổi lại, chiếc chiến đấu cơ này sẽ cần hệ thống hỗ trợ bay điện tử mạnh mẽ, để có thể giúp phi công giữ thăng bằng khi bay.

Việc loại bỏ cánh đuôi ngang, sẽ cho phép chiến đấu cơ Su-75 giảm tối đa tiết diện phản xạ radar. Tuy nhiên đổi lại, chiếc chiến đấu cơ này sẽ cần hệ thống hỗ trợ bay điện tử mạnh mẽ, để có thể giúp phi công giữ thăng bằng khi bay.

Việc đặt cửa hút gió dưới bụng máy bay, cũng khiến truyền thông phương Tây tỏ ra quan ngại, do các chiến đấu cơ thử nghiệm của Mỹ trong quá khứ, cũng từng sử dụng kiểu thiết kế này.

Việc đặt cửa hút gió dưới bụng máy bay, cũng khiến truyền thông phương Tây tỏ ra quan ngại, do các chiến đấu cơ thử nghiệm của Mỹ trong quá khứ, cũng từng sử dụng kiểu thiết kế này.

Mặc dù vậy vẫn rất khó đánh giá hiệu quả sử dụng của tiêm kích Su-75, nhất là khi nó mới chỉ được ra mắt dưới dạng hàng mô hình trưng bày, sẽ tốn thêm nhiều năm để hoàn thiện, trước khi có thể bay được.

Mặc dù vậy vẫn rất khó đánh giá hiệu quả sử dụng của tiêm kích Su-75, nhất là khi nó mới chỉ được ra mắt dưới dạng hàng mô hình trưng bày, sẽ tốn thêm nhiều năm để hoàn thiện, trước khi có thể bay được.

Tới khi thực hiện chuyến bay thử đầu tiên, không có gì đảm bảo thiết kế của Su-75 ở thời điểm đó, sẽ tương đồng với mô hình trưng bày ở thời điểm hiện tại, thậm chí toàn bộ chương trình có thể sẽ rẽ theo một hướng khác - ví dụ như máy bay không người lái.

Tới khi thực hiện chuyến bay thử đầu tiên, không có gì đảm bảo thiết kế của Su-75 ở thời điểm đó, sẽ tương đồng với mô hình trưng bày ở thời điểm hiện tại, thậm chí toàn bộ chương trình có thể sẽ rẽ theo một hướng khác - ví dụ như máy bay không người lái.

Ở thời điểm hiện tại, nhà sản xuất Sukhoi cũng tuyên bố giá thành của chiếc chiến đấu cơ này sẽ không vượt quá 30 triệu USD. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là giá máy bay, chưa bao gồm chi phí hậu cần mặt đất, huấn luyện phi công và vũ khí hàng không.

Ở thời điểm hiện tại, nhà sản xuất Sukhoi cũng tuyên bố giá thành của chiếc chiến đấu cơ này sẽ không vượt quá 30 triệu USD. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là giá máy bay, chưa bao gồm chi phí hậu cần mặt đất, huấn luyện phi công và vũ khí hàng không.

Tại triển lãm MAKS-2021 năm nay, chiếc chiến đấu cơ Su-75 Chiếu Tướng của Nga đã thu hút rất nhiều sự chú ý của báo giới quốc tế, tuy nhiên bản thân nhà sản xuất cũng cho rằng, cần mất nhiều năm nữa trước khi chiếc tiêm kích này có thể thực hiện được chuyến bay đầu tiên.

Tại triển lãm MAKS-2021 năm nay, chiếc chiến đấu cơ Su-75 Chiếu Tướng của Nga đã thu hút rất nhiều sự chú ý của báo giới quốc tế, tuy nhiên bản thân nhà sản xuất cũng cho rằng, cần mất nhiều năm nữa trước khi chiếc tiêm kích này có thể thực hiện được chuyến bay đầu tiên.

Chiếu đấu cơ Chiếu Tướng Su-75 của Sukhoi xuất hiện trong triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2021. Nguồn ảnh: Avia.

Chiếu đấu cơ Chiếu Tướng Su-75 của Sukhoi xuất hiện trong triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2021. Nguồn ảnh: Avia.

Cận cảnh chiến đấu cơ Checkmate của Sukhoi tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2021.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/can-canh-dong-co-cua-tiem-kich-chieu-tuong-hoa-ra-chi-la-mo-hinh-1565864.html