Video: Cận cảnh 'dòng sông chết' đang bị 'bức tử' hằng ngày
Hiện nay tại ở Hà Nội, một số dự án đã, đang được thực hiện để góp phần cải thiện ô nhiễm như dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường giai đoạn 1 và giai đoạn 2, bao gồm: Cải tạo hệ thống thoát nước khu vực nội thành, cải tạo kè và công trình hạ tầng kỹ thuật dọc các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét; cải tạo nạo vét hồ nội thành; các nhà máy xử lý nước thải đầu tư, đưa vào vận hành: Kim Liên, Trúc Bạch, Bảy Mẫu, Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở.
Mặc dù, mục tiêu hồi sinh những "dòng sông chết" gồm Tô Lịch, Nhuệ, Đáy, Tích, Kim Ngưu, Lừ, Sét đã được Hà Nội quan tâm từ cách đây nhiều năm thông qua các đề án cải tạo, các biện pháp nhằm ngăn chặn ô nhiễm.
Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm tại 7 sông được cải thiện chậm khiến người dân Thủ đô lo ngại.
Theo ghi nhận của phóng viên hầu hết các dòng sông chảy trong nội thành Hà Nội vẫn còn tình trạng ô nhiễm, nhiều đoạn sông nước đen kịt, bốc mùi hôi thối. Điển hình trong số đó là dòng sông Tô Lịch.
Mặc dù đã được cải tạo nhiều năm với nhiều hình thức và trên thực tế vẫn đang tiếp tục được phục hồi nhưng nước sông vẫn đen ngòm, bốc mùi hôi hành hạ người dân sống 2 bên bờ sông.
Mỗi ngày sông Tô Lịch có hơn 300 cống xả thải xả trực tiếp xuống lòng sông khoảng hơn 150.000 m3 nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa qua xử lý.
Một công nước dẫn trong khu dân cư được xả thải trực tiếp ra sông Tô Lịch.
Nước xả ra có bọt và màu trắng đục, hầu hết đều chưa được xử lý.
Ngoài ra ở các bên bờ cò có hiện tượng người dân đổ rác tràn lan.
Ngoài nước thải đen không thấy đáy, trên mặt sông cũng xuất hiện rất nhiều rác thải nổi trên mặt nước gây ô nhiễm.
Theo nhiều người dân, vấn đề Hà Nội dễ ngập 1 phần cũng do không thường xuyên nạo vét, khơi thông, xử lý ô nhiễm nguồn nước, làm "sống lại" các dòng sông.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Video: Ngán ngẩm với kênh mương bốc mùi hôi thối ở Thanh Trì
Nhật Tân