Cận cảnh dự án thủy điện hơn 3.300 tỷ ở Thanh Hóa vào diện theo dõi

15 năm qua, thủy điện Hồi Xuân vẫn chưa hoàn thiện để đưa vào sử dụng. Đây cũng là 1 trong 4 dự án có dấu hiệu lãng phí được Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo.

Dự án thủy điện Hồi Xuân (ở xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) khởi công từ tháng 3/2010, có tổng mức đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng. Dự án do Công ty CP Đầu tư và Xây dựng điện Hồi Xuân VNECO làm chủ đầu tư.

Dự án thủy điện Hồi Xuân (ở xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) khởi công từ tháng 3/2010, có tổng mức đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng. Dự án do Công ty CP Đầu tư và Xây dựng điện Hồi Xuân VNECO làm chủ đầu tư.

Thủy điện Hồi Xuân có công suất 102 MW bao gồm ba tổ máy với sản lượng điện trung bình hằng năm hơn 432 triệu Kwh. Dự án được kỳ vọng sẽ đóng góp lớn cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh Hóa, là nguồn cung ứng điện năng cho khu vực miền Trung và cả nước.

Thủy điện Hồi Xuân có công suất 102 MW bao gồm ba tổ máy với sản lượng điện trung bình hằng năm hơn 432 triệu Kwh. Dự án được kỳ vọng sẽ đóng góp lớn cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh Hóa, là nguồn cung ứng điện năng cho khu vực miền Trung và cả nước.

Theo kế hoạch, khoảng tháng 10/2012, thủy điện Hồi Xuân sẽ chặn dòng lần một, cuối năm 2013 chặn dòng lần hai, đến giữa năm 2014 thì tích nước hồ chứa và phát điện tổ máy số một vào tháng 9 cùng năm.

Theo kế hoạch, khoảng tháng 10/2012, thủy điện Hồi Xuân sẽ chặn dòng lần một, cuối năm 2013 chặn dòng lần hai, đến giữa năm 2014 thì tích nước hồ chứa và phát điện tổ máy số một vào tháng 9 cùng năm.

Tuy nhiên, theo Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa, từ khi khởi công đến tháng 6/2014, tiến độ triển khai dự án rất chậm, do chủ đầu tư không thu xếp được nguồn tài chính. Năm 2014, dự án chuyển giao cho Công ty Dịch vụ thương mại sản xuất và xây dựng Đông Mê Kông và được Chính phủ bảo lãnh khoản vay thương mại 125 triệu USD. Năm 2016 dự án tái khởi động nhưng đến cuối năm 2018 lại tiếp tục dừng thi công.

Tuy nhiên, theo Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa, từ khi khởi công đến tháng 6/2014, tiến độ triển khai dự án rất chậm, do chủ đầu tư không thu xếp được nguồn tài chính. Năm 2014, dự án chuyển giao cho Công ty Dịch vụ thương mại sản xuất và xây dựng Đông Mê Kông và được Chính phủ bảo lãnh khoản vay thương mại 125 triệu USD. Năm 2016 dự án tái khởi động nhưng đến cuối năm 2018 lại tiếp tục dừng thi công.

Cũng theo Sở Công thương Thanh Hóa, dự án thủy điện Hồi Xuân đang tạm dừng thi công do chủ đầu tư chưa thu xếp được nguồn vốn còn thiếu để hoàn thành dự án. Theo báo cáo của chủ đầu tư, khối lượng hoàn thành của dự án ước đạt 93% khối lượng.

Cũng theo Sở Công thương Thanh Hóa, dự án thủy điện Hồi Xuân đang tạm dừng thi công do chủ đầu tư chưa thu xếp được nguồn vốn còn thiếu để hoàn thành dự án. Theo báo cáo của chủ đầu tư, khối lượng hoàn thành của dự án ước đạt 93% khối lượng.

Những hạng mục chưa hoàn thành bao gồm: Đập dâng bờ trái và phải; lao dầm và đổ bê tông sàn cầu đập tràn (2 khoang), lắp đặt cửa van và thiết bị nâng hạ (5 bộ); gia cố mái kênh dẫn vào, nạo vét vệ sinh trước cửa nhận nước; chống thấm bổ sung và hoàn thiện, lắp đặt thiết bị quản lý vận hành; hoàn thiện, thí nghiệm và vận hành thử nghiệm; chưa thu hồi 81,24 ha đất và chi trả các khoản tiền đền bù khác.

Những hạng mục chưa hoàn thành bao gồm: Đập dâng bờ trái và phải; lao dầm và đổ bê tông sàn cầu đập tràn (2 khoang), lắp đặt cửa van và thiết bị nâng hạ (5 bộ); gia cố mái kênh dẫn vào, nạo vét vệ sinh trước cửa nhận nước; chống thấm bổ sung và hoàn thiện, lắp đặt thiết bị quản lý vận hành; hoàn thiện, thí nghiệm và vận hành thử nghiệm; chưa thu hồi 81,24 ha đất và chi trả các khoản tiền đền bù khác.

Ghi nhận thực tế, trên công trường thủy điện Hồi Xuân, nằm trên lưu vực sông Mã ở xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa, không có hoạt động xây dựng. Dãy nhà điều hành, nhà ở dành cho kỹ sư, công nhân hầu hết đóng cửa, cỏ mọc, xuống cấp nghiêm trọng; Các trang thiết bị, máy móc, xe vận chuyển rơi vào tình trạng "đắp chiếu".

Ghi nhận thực tế, trên công trường thủy điện Hồi Xuân, nằm trên lưu vực sông Mã ở xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa, không có hoạt động xây dựng. Dãy nhà điều hành, nhà ở dành cho kỹ sư, công nhân hầu hết đóng cửa, cỏ mọc, xuống cấp nghiêm trọng; Các trang thiết bị, máy móc, xe vận chuyển rơi vào tình trạng "đắp chiếu".

Được biết, vùng lòng hồ dự án thủy điện Hồi Xuân có hơn 655ha đất bị ảnh hưởng, thuộc hai huyện Mai Châu (Hòa Bình) và huyện Quan Hóa (Thanh Hóa). Gần 1.900 hộ dân ở hai địa phương này bị tác động, trong đó khoảng 500 hộ phải tái định cư đến nơi ở mới. Dự án chậm trễ gây ảnh hưởng, bức xúc lớn đến tình hình ổn định hoạt động sản xuất, đời sống của người dân vùng dự án và các kế hoạch phát triển kinh tế địa phương.

Được biết, vùng lòng hồ dự án thủy điện Hồi Xuân có hơn 655ha đất bị ảnh hưởng, thuộc hai huyện Mai Châu (Hòa Bình) và huyện Quan Hóa (Thanh Hóa). Gần 1.900 hộ dân ở hai địa phương này bị tác động, trong đó khoảng 500 hộ phải tái định cư đến nơi ở mới. Dự án chậm trễ gây ảnh hưởng, bức xúc lớn đến tình hình ổn định hoạt động sản xuất, đời sống của người dân vùng dự án và các kế hoạch phát triển kinh tế địa phương.

Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết, từ năm 2018 đến nay, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến dự án thủy điện Hồi Xuân; đồng thời đã có nhiều văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án thủy điện Hồi Xuân. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có các văn bản chỉ đạo các bộ, ngành và cơ quan liên quan vào cuộc, giải quyết. Tuy nhiên, các khó khăn vướng mắc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết, từ năm 2018 đến nay, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến dự án thủy điện Hồi Xuân; đồng thời đã có nhiều văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án thủy điện Hồi Xuân. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có các văn bản chỉ đạo các bộ, ngành và cơ quan liên quan vào cuộc, giải quyết. Tuy nhiên, các khó khăn vướng mắc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Dự án đang được Thanh tra Chính phủ thanh tra từ năm 2022, nhưng đến nay vẫn chưa công bố kết luận thanh tra. Vì vậy, sau khi có kết luận thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan của dự án.

Dự án đang được Thanh tra Chính phủ thanh tra từ năm 2022, nhưng đến nay vẫn chưa công bố kết luận thanh tra. Vì vậy, sau khi có kết luận thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan của dự án.

Ngày 25/3, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã tổ chức cuộc họp để thảo luận, cho ý kiến về kết quả thực hiện các kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm từ sau phiên họp 27 của Ban Chỉ đạo đến nay. Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất đưa một số vụ án, vụ việc có dấu hiệu lãng phí vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Trong đó có dự án thủy điện Hồi Xuân.

Ngày 25/3, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã tổ chức cuộc họp để thảo luận, cho ý kiến về kết quả thực hiện các kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm từ sau phiên họp 27 của Ban Chỉ đạo đến nay. Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất đưa một số vụ án, vụ việc có dấu hiệu lãng phí vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Trong đó có dự án thủy điện Hồi Xuân.

Clip: Thủy điện Hồi Xuân 15 năm "đặp chiếu"

Phúc Tuấn

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/can-canh-du-an-thuy-dien-hon-3300-ty-o-thanh-hoa-vao-dien-theo-doi-192250327100646408.htm