Cận cảnh hạn mặn khốc liệt đe dọa cuộc sống người dân ĐBSCL

Hiện nay ĐBSCL đang trong thời điểm hạn mặn khốc liệt, khắp nơi đồng ruộng khô cằn, kênh rạch trơ đáy, cây trái vàng héo, thậm chí đang 'hấp hối'. Trong khi đó người dân đang quay quắt vì thiếu nước sạch sinh hoạt.

Người dân ở huyện Cai Lậy chia sẻ nước để cứu cây ăn trái

Người dân ở huyện Cai Lậy chia sẻ nước để cứu cây ăn trái

Con sông ở xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang khô cạn

Con sông ở xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang khô cạn

Hạn mặn năm nay diễn biến gay gắt và khốc liệt hơn năm 2015 - 2016. Tại Bến Tre độ mặn trên các con sông ở mức rất cao, có lúc lên đến 30‰, nhanh và sớm hơn trung bình nhiều năm khoảng 2 tháng. Hiện nay, trên các tuyến sông nhánh, nội đồng, kể cả các đập tạm trữ nước đều bị nhiễm mặn ở toàn tỉnh. Chưa kể, nước từ các nhà máy cấp nước phục vụ dân cũng bị nhiễm mặn từ 5 - 7‰.

Hỗ trợ nước cho người dân Bến Tre

Hỗ trợ nước cho người dân Bến Tre

Bạn trẻ bơm nước vào thùng giúp người dân

Bạn trẻ bơm nước vào thùng giúp người dân

Bà Nguyễn Thị Cúc ở xã Phú Đức, huyện Châu Thành, Bến Tre nói rằng, trước giờ khu vực này toàn nước ngọt, cách nay 4 năm có mặn ít hôm là hết nhưng năm nay thì mặn đắng, mọi sinh hoạt vô cùng khó khăn.

Người dân mong mỏi từng giọt nước ngọt

Người dân mong mỏi từng giọt nước ngọt

Cây ăn trái khô lá ở Tiền Giang

Cây ăn trái khô lá ở Tiền Giang

Lúa cháy khô

Lúa cháy khô

Kênh rạch cạn khô ở Tiền Giang

Kênh rạch cạn khô ở Tiền Giang

Hiện nay toàn vùng ĐBSCL có khoảng 95.600 hộ dan thiếu nước sạch sinh hoạt, tỏng đó, riêng tỉnh Bến Tre có 20.000 hộ. Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng đã vận động mọi nguồn lực để phục vụ nước sạch sinh hoạt cho người dân. Trước tình thế khó khăn về nguồn nước, nhiều đơn vị, mạnh thường quân đã 'chi viện' khẩn cấp hàng nghìn khối nước phục vụ người dân.

Người dân vét từng giọt nước để cứu lúa ở Tiền Giang

Người dân vét từng giọt nước để cứu lúa ở Tiền Giang

Thu hoạch lúa ở Tiền Giang

Thu hoạch lúa ở Tiền Giang

Người dân chia sẻ nước để cứu cây ăn trái ở Tiền Giang

Người dân chia sẻ nước để cứu cây ăn trái ở Tiền Giang

Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn, UBND tỉnh Tiền Giang đã quyết định phương án vận chuyển nước ngọt chống hạn, mặn phục vụ tưới cho cây ăn trái, trước mắt cho cây sầu riêng trong mùa khô năm nay trên địa bàn các huyện, thị phía Tây.

Thời gian hỗ trợ đến hết tháng 4/2020, với tổng nhu cầu nước tưới gần 1,38 triệu m3. Cách thức là thuê xà lan lấy nước tại cầu Mỹ Thuận, sau đó giao nước tại các ao chứa thuộc các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và thị xã Cai Lậy, tại các vàm kênh, rạch ven sông Tiền dọc theo các địa phương này, sau đó sẽ tổ chức trung chuyển nước từ nơi nhận nước về đến các xã, kể cả trang bị các vật tư thiết bị phục vụ việc cấp nước cho nhân dân.

Kênh khô cằn

Kênh khô cằn

Người dân chở từng can nước về cứu cây ăn trái

Người dân chở từng can nước về cứu cây ăn trái

Nhiều con sông cạn queo ở Tiền Giang

Nhiều con sông cạn queo ở Tiền Giang

Tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến phức tạp, để chống xâm nhập mặn, các địa phương đã sử dụng các ô bao để ứng phó, nhưng do độ mặn cao, duy trì lâu, không có nguồn nước ngọt để lấy bổ sung, người dân phải mua nước ngọt để tưới cho cây ăn trái mà chủ yếu là cây sầu riêng có giá trị kinh tế cao và mẫn cảm với mặn.

Phương án khẩn cấp này nhằm để đảm bảo nước tưới cho diện tích trên 36.000ha vườn cây ăn trái phía Nam Quốc lộ 1 đang bị thiếu nước thuộc địa bàn các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và thị xã Cai Lậy, mà trước mắt là ‘giải cứu’ cho hơn 13.000ha sầu riêng đang thiếu nước, nhất là số đang bị suy kiệt.

Cây ăn trái ở huyện Chợ Lách, Bến Tre héo vì thiếu nước

Cây ăn trái ở huyện Chợ Lách, Bến Tre héo vì thiếu nước

Dòng sông ở xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang mấy chục năm nay chưa bao giờ cạn nhưng giờ thì trơ đáy

Dòng sông ở xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang mấy chục năm nay chưa bao giờ cạn nhưng giờ thì trơ đáy

Đất nứt nẻ dưới lòng sông

Đất nứt nẻ dưới lòng sông

Theo Viện khoa học Thủy lợi Miền Nam, từ ngày 7 - 15/3 chiều sâu mặn xâm nhập với ranh 4g/l tại sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây) phạm vi ảnh hưởng từ 100 - 110 km, sâu hơn gần 10 km so với tháng 2/2020. Cửa sông Cửu Long (Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại) ảnh hưởng khoảng 60 km; sông Hàm Luông khoảng 78 km; sông Cái Lớn phạm vi ảnh hưởng khoảng 65 km.

Đồng thời, dự báo từ ngày 15/3 đến 6/4 mặn sẽ giảm dần, phạm vi cách biển từ 35 - 40 km trở vào ở cửa sông cửu Long có khả năng có nước ngọt khi triều thấp. Tuy vậy trên sông Hàm Luông, cửa Tiểu, cửa Đại mặn vẫn còn khá cao.

Hòa Hội - Cảnh Kỳ

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/xa-hoi/can-canh-han-man-khoc-liet-de-doa-cuoc-song-nguoi-dan-dbscl-1621554.tpo