Cận cảnh 'hóa thạch sống' dài 2 mét bơi lội tung tăng ở Hà Nội

Chi Cá tầm là một trong những chi cá cổ nhất hiện còn tồn tại. Các loài cá tầm ngày nay không có quá nhiều khác biệt so với những tổ tiên sinh sống vào thời khủng long, được biết qua hóa thạch...

 Cá tầm được nuôi trong bể kính tại một trung tâm thương mại ở Hà Nội. Chúng thuộc về một chi gồm nhiều loài cá có hình thái giống nhau, danh pháp khoa học là Acipenser (chi Cá tầm) với 17 loài còn sống, phân bố ở các hệ thống nước ngọt và cửa sông lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ.

Cá tầm được nuôi trong bể kính tại một trung tâm thương mại ở Hà Nội. Chúng thuộc về một chi gồm nhiều loài cá có hình thái giống nhau, danh pháp khoa học là Acipenser (chi Cá tầm) với 17 loài còn sống, phân bố ở các hệ thống nước ngọt và cửa sông lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ.

Chi Cá tầm được coi là một trong những chi cá cổ nhất hiện còn tồn tại. Các loài cá tầm ngày nay không có quá nhiều khác biệt so với những tổ tiên sinh sống vào thời khủng long, được biết qua hóa thạch. Vì vậy, chúng được các nhà khoa học coi là “hóa thạch sống”.

Chi Cá tầm được coi là một trong những chi cá cổ nhất hiện còn tồn tại. Các loài cá tầm ngày nay không có quá nhiều khác biệt so với những tổ tiên sinh sống vào thời khủng long, được biết qua hóa thạch. Vì vậy, chúng được các nhà khoa học coi là “hóa thạch sống”.

Thuộc nhóm cá nước ngọt có kích thước lớn bậc nhất, nhiều loài cá tầm có thể đạt đến chiều dài 2,5-3,5 mét. Riêng loài cá tầm Beluga có thể dài đến 5 mét. Chúng cũng nổi tiếng với tuổi thọ cao, nhiều con có thể sống tới 150 năm.

Thuộc nhóm cá nước ngọt có kích thước lớn bậc nhất, nhiều loài cá tầm có thể đạt đến chiều dài 2,5-3,5 mét. Riêng loài cá tầm Beluga có thể dài đến 5 mét. Chúng cũng nổi tiếng với tuổi thọ cao, nhiều con có thể sống tới 150 năm.

Tương tự cá mập hay cá đuối, cá tầm không có xương mà thay vào đó là hệ thống sụn mềm nhưng dẻo dai. Mặc dù có hình dáng hao hao giống cá mập, cá tầm lại không có răng và lối sống khá “hiền lành”.

Tương tự cá mập hay cá đuối, cá tầm không có xương mà thay vào đó là hệ thống sụn mềm nhưng dẻo dai. Mặc dù có hình dáng hao hao giống cá mập, cá tầm lại không có răng và lối sống khá “hiền lành”.

Là loài kiếm ăn ở tầng đáy, cá tầm dùng chiếc mõm hình nêm sục sạo lớp đáy bùn mềm, phát hiện ra thức ăn là các loài động vật giáp xác và cá nhỏ bằng những chiếc râu - cơ quan xúc giác rất nhạy cảm.

Là loài kiếm ăn ở tầng đáy, cá tầm dùng chiếc mõm hình nêm sục sạo lớp đáy bùn mềm, phát hiện ra thức ăn là các loài động vật giáp xác và cá nhỏ bằng những chiếc râu - cơ quan xúc giác rất nhạy cảm.

Tập tính sinh sản của cá tầm có nhiều nét tương đồng với cá hồi. Nhiều loài cá tầm sinh sống phần lớn thời gian ngoài biển, nhưng theo chu kỳ thì chúng lại ngược dòng quay trở lại các con sông lớn để đẻ trứng. Chỉ có một ít loài là sống hoàn toàn trong vùng nước ngọt.

Tập tính sinh sản của cá tầm có nhiều nét tương đồng với cá hồi. Nhiều loài cá tầm sinh sống phần lớn thời gian ngoài biển, nhưng theo chu kỳ thì chúng lại ngược dòng quay trở lại các con sông lớn để đẻ trứng. Chỉ có một ít loài là sống hoàn toàn trong vùng nước ngọt.

Trong nhiều thế kỷ qua, cá tầm đã được coi là một loại thủy sản có giá trị. Thịt cá tầm rắn chắc, hương vị thơm ngon. Trứng cá tầm có kích thước lớn, là nguyên liệu để làm ra món trứng cá đen nổi tiếng về sự đắt đỏ.

Trong nhiều thế kỷ qua, cá tầm đã được coi là một loại thủy sản có giá trị. Thịt cá tầm rắn chắc, hương vị thơm ngon. Trứng cá tầm có kích thước lớn, là nguyên liệu để làm ra món trứng cá đen nổi tiếng về sự đắt đỏ.

Những loài cá tầm được con người khai thác phổ biến là cá tầm thông thường (Acipenser sturio), cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii), cá tầm sao (Acipenser stellatus), cá tầm hồ (Acipenser rubicundus), cá tầm Beluga (Acipenser huso)... Loài thường được nuôi ở Việt Nam là cá tầm Nga.

Những loài cá tầm được con người khai thác phổ biến là cá tầm thông thường (Acipenser sturio), cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii), cá tầm sao (Acipenser stellatus), cá tầm hồ (Acipenser rubicundus), cá tầm Beluga (Acipenser huso)... Loài thường được nuôi ở Việt Nam là cá tầm Nga.

Do bị săn bắt thái quá và tình trạng ô nhiễm nước, trong tự nhiên hầu hết các loài cá tầm đã sụt giảm mạnh về số lượng, một số loài bị đẩy đến chỗ nguy cấp, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Do bị săn bắt thái quá và tình trạng ô nhiễm nước, trong tự nhiên hầu hết các loài cá tầm đã sụt giảm mạnh về số lượng, một số loài bị đẩy đến chỗ nguy cấp, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Trong điều kiện nhân tạo, cá tầm đã được nuôi sinh sản ở các trang trại để lấy thịt và trứng, hoặc nuôi làm sinh vật cảnh ở vườn thú, cơ sở du lịch...

Trong điều kiện nhân tạo, cá tầm đã được nuôi sinh sản ở các trang trại để lấy thịt và trứng, hoặc nuôi làm sinh vật cảnh ở vườn thú, cơ sở du lịch...

Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/can-canh-hoa-thach-song-dai-2-met-boi-loi-tung-tang-o-ha-noi-1774502.html