Cận cảnh loài cây mọng nước kỳ lạ nhất thế giới

Thân cây boojum có thể đạt tới đường kính 60 cm, màu trắng xám, có ít hoặc không có cành chính và có nhiều cành mỏng, cành nhánh nhô ra vuông góc.

Phân bố ở bán đảo Baja California của Mexico, cây boojum có tên khoa học là Fouquieria columnsaris, được coi là cây mọng nước kỳ lạ bậc nhất thế giới. Ảnh: Exotica Esoterica.

Phân bố ở bán đảo Baja California của Mexico, cây boojum có tên khoa học là Fouquieria columnsaris, được coi là cây mọng nước kỳ lạ bậc nhất thế giới. Ảnh: Exotica Esoterica.

Có thể đạt đến độ cao tối đa khoảng 26 mét, đây là loài cây mọng nước cao thứ hai được biết đến trên thế giới. Thân cây có dạng cột, thuôn nhọn hướng lên trên. Ảnh: iNaturalist.

Có thể đạt đến độ cao tối đa khoảng 26 mét, đây là loài cây mọng nước cao thứ hai được biết đến trên thế giới. Thân cây có dạng cột, thuôn nhọn hướng lên trên. Ảnh: iNaturalist.

Thân cây boojum có thể đạt tới đường kính 60 cm, màu trắng xám, có ít hoặc không có cành chính và có nhiều cành mỏng, cành nhánh nhô ra vuông góc. Tất cả các cành được bao phủ bởi lá nhỏ dài 1,5–4 cm. Ảnh: SEINet.

Thân cây boojum có thể đạt tới đường kính 60 cm, màu trắng xám, có ít hoặc không có cành chính và có nhiều cành mỏng, cành nhánh nhô ra vuông góc. Tất cả các cành được bao phủ bởi lá nhỏ dài 1,5–4 cm. Ảnh: SEINet.

Bên trong thân của loài thực vật này có một mạng lưới trữ nước độc đáo, chỉ có ở các loài thuộc họ Fouquieriaceae. Đặc điểm này giúp chúng tồn tại trong điều kiện khô hạn của khu vực. Ảnh: iNaturalist.

Bên trong thân của loài thực vật này có một mạng lưới trữ nước độc đáo, chỉ có ở các loài thuộc họ Fouquieriaceae. Đặc điểm này giúp chúng tồn tại trong điều kiện khô hạn của khu vực. Ảnh: iNaturalist.

Hoa của cây boojum nở vào tháng 8 và tháng 9 bất kể lượng mưa. Chúng mọc thành từng chùm ngắn và có mùi hương giống như mật ong. Ảnh: iNaturalist.

Hoa của cây boojum nở vào tháng 8 và tháng 9 bất kể lượng mưa. Chúng mọc thành từng chùm ngắn và có mùi hương giống như mật ong. Ảnh: iNaturalist.

Mỗi bông hoa có tràng hoa ngắn màu vàng kem, với các cành cánh hoa đỏ hồng uốn cong quanh các sợi nhị hoa. Bao phấn và nhị hoa nhô ra ngoài, trong khi nhụy được bảo vệ bởi các cành cánh hoa gấp lại. Ảnh: This is Tucson.

Mỗi bông hoa có tràng hoa ngắn màu vàng kem, với các cành cánh hoa đỏ hồng uốn cong quanh các sợi nhị hoa. Bao phấn và nhị hoa nhô ra ngoài, trong khi nhụy được bảo vệ bởi các cành cánh hoa gấp lại. Ảnh: This is Tucson.

Những bông hoa này là nguồn cung cấp thức ăn cho chim ruồi và ít nhất 15 loài ong bản địa. Khi lấy mật hoa, ong sẽ cạy mở các nhánh tràng hoa cong để lấy mật ngọt và tiếp xúc với đầu nhụy, giúp hoa được thụ phấn. Ảnh: Britannica.

Những bông hoa này là nguồn cung cấp thức ăn cho chim ruồi và ít nhất 15 loài ong bản địa. Khi lấy mật hoa, ong sẽ cạy mở các nhánh tràng hoa cong để lấy mật ngọt và tiếp xúc với đầu nhụy, giúp hoa được thụ phấn. Ảnh: Britannica.

Trong thế giới thực vật, boojum là một trong những cây phát triển chậm nhất. Sau 50 năm, chúng chỉ đạt độ cao khoảng 1,5 mét, và sau đó trung bình mỗi mười năm cao thêm 30 cm. Ảnh: Safari Arie.

Trong thế giới thực vật, boojum là một trong những cây phát triển chậm nhất. Sau 50 năm, chúng chỉ đạt độ cao khoảng 1,5 mét, và sau đó trung bình mỗi mười năm cao thêm 30 cm. Ảnh: Safari Arie.

Loài cây kỳ lạ này có thể sống đến hàng trăm năm. Một số cây nhất định đã được ước tính tuổi lên đến 700 năm. Ảnh: Hugo Mobility.

Loài cây kỳ lạ này có thể sống đến hàng trăm năm. Một số cây nhất định đã được ước tính tuổi lên đến 700 năm. Ảnh: Hugo Mobility.

Khu vực cây boojum tập trung nhiều nhất là Rừng Boojum ở trung tâm bán đảo Baja California. Nơi này hầu như không có mưa, sở hữu hệ thực vật đặc hữu và cảnh quan độc đáo với các tảng đá granit tròn, lớn nằm rải rác... Ảnh: Boyce Thompson Arboretum.

Khu vực cây boojum tập trung nhiều nhất là Rừng Boojum ở trung tâm bán đảo Baja California. Nơi này hầu như không có mưa, sở hữu hệ thực vật đặc hữu và cảnh quan độc đáo với các tảng đá granit tròn, lớn nằm rải rác... Ảnh: Boyce Thompson Arboretum.

Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/can-canh-loai-cay-mong-nuoc-ky-la-nhat-the-gioi-2002108.html