Khỉ lùn Tarsier xuất hiện trên Trái đất từ 45 triệu năm trước và từng phân bố rộng rãi ở nhiều khu vực trên Trái đất.
Khỉ lùn Tarsier là loài linh trưởng nhỏ và quý hiếm nhất trên thế giới. Chúng từng bị xem đã tuyệt chủng năm 1921, nhưng đã xuất hiện trở lại vào năm 2008, ở một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Chúng chỉ cao khoảng 85- 160mm, nhỏ bằng nắm tay, nặng chưa đến 1kg và sở hữu đôi mắt to chiếm phân nửa khuôn mặt.
Ngoài đôi mắt to, khỉ lùn Tarsier còn có một đôi tai to không kém. Đôi tai này hỗ trợ đắc lực cho chúng khi nghe ngóng động tĩnh của con mồi như côn trùng, chim, rắn hay thằn lằn.
Khỉ lùn Tarsier được nhận xét giống dơi lai cú mèo nhờ đôi tai nhỏ và vểnh. Đôi tai của chúng vô cùng nhạy bén, hỗ trợ loài động vật này săn mồi một cách hiệu quả.
Theo tạp chí Live Science (Mỹ), đôi tai của loài khỉ này có thể bắt được tần số sóng siêu âm tới 91 KHz và có thể phát ra âm thanh đạt tần số khoảng 70 KHz. Trong khi đó, con người không thể nghe được âm thanh vượt quá 20 KHz.
Khi trời tối, đôi tai của khỉ lùn sẽ nghe ngóng động tĩnh của dế, mối, bọ cánh cứng, chim và ếch. Sau đó, toàn bộ đầu nó sẽ chuyển động theo, hướng cặp mắt lồi về phía bữa ăn thịnh soạn.
Bên cạnh đó, chúng còn có đôi chân dài, nhảy xa tới 6m giúp chộp lấy con mồi nhanh, gọn và chính xác vô cùng ngay cả trong đêm tối.
Loại khỉ này thích ăn thịt côn trùng sống và không thích bị tay người ta chạm vào. Chúng được nhận xét khó sống sót nếu bị kìm kẹp và giam trong môi trường không có tự do.
Ngón tay và chân 'siêu dài' của khỉ lùn Tarisier giúp chúng bám chặt vào cành cây phủ đầy rêu.
Bộ lông của chúng nhìn tưởng mỏng nhưng rất dày, giúp khỉ Tarsier có thể chống chọi với mùa đông khắc nghiệt.
Tuy nhiên, ngày nay môi trường sống bị tàn phá nặng nề cùng với việc thường xuyên lọt vào tầm ngắm của các tay săn trộm khiến khỉ lùn Tarsier dần biến mất. Chúng được liệt vào danh sách động vật quý hiếm cần bảo vệ.