Theo thống kê của Sở NN&PTNT Lâm Đồng, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Đà Lạt chỉ hơn 10.000ha nhưng có tới 2.554ha nhà kính, chiếm 57% diện tích nhà kính trên địa bàn.
Việc người dân đua nhau làm nhà kính bất tuân quy hoạch đã và đang để lại hệ lụy về khí hậu, cảnh quan môi trường cho đô thị Đà Lạt.
Một số kiến trúc sư và nhà khoa học cho rằng nên chuyển đổi những nhà kính kém hiệu quả sang nhà kính được thiết kế khoa học, phù hợp cảnh quan, có chiều cao hợp lý.
Nhiều nhà kính bị hư hỏng, bỏ hoang.
Nhà kính bên cạnh hồ Than Thở (TP. Đà Lạt) bị bụi bám đỏ do các xe tải cỡ lớn "oanh tạc" thời gian dài.
Nhà kính trong trung tâm Đà Lạt.
Nhà kính phát triển do canh tác trong môi trường này giúp giảm lượng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng như lượng nước tưới, nhờ vậy chi phí sản xuất giảm đáng kể.
Đi đâu quanh Đà Lạt cũng bắt gặp màu trắng đục ảm đạm. Bởi vậy, hơn 10 năm nay, ngoài khí hậu mát mẻ, nơi đây có thêm một từ khóa khác cũng “hot” không kém, đó là “nhà kính”.
Nhóm PV Tây Nguyên