Cận cảnh loạt tuyến đường TPHCM trùng tên sau sáp nhập

Sau khi hợp nhất với Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, hàng loạt tuyến đường tại TPHCM bị trùng tên, gây khó khăn trong quản lý và sinh hoạt của người dân.

Theo Hội đồng tư vấn đặt, đổi tên đường và công trình công cộng TPHCM, trước khi sáp nhập, thành phố đã có khoảng 400 tuyến đường cần chỉnh sửa tên do trùng lặp, sai lệch thông tin nhân vật lịch sử, địa danh, hoặc thiếu ý nghĩa. Không ít tên đường xuất hiện ở hai, thậm chí nhiều quận, huyện khác nhau.

Chẳng hạn, tên Chu Văn An được đặt cho 5 tuyến đường tại quận 6, Tân Phú, Bình Thạnh và TP Thủ Đức (riêng TP Thủ Đức có đến hai tuyến); Nguyễn Trường Tộ cũng trùng ở quận 4, Phú Nhuận, Tân Phú và TP Thủ Đức.

Tình trạng trùng tên càng phức tạp hơn sau khi TP.HCM thực hiện sáp nhập địa giới với một số xã, phường và mở rộng ra các địa phương như Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Các tên đường phổ biến như Nguyễn Văn Trỗi, Lê Lợi, Quang Trung, Trần Hưng Đạo… xuất hiện trùng lặp ở nhiều khu vực, gây khó khăn trong quản lý và đời sống người dân.

 Đường Lê Hồng Phong kéo dài từ quận 5 đến quận 10 cũ (TPHCM) và đường Lê Hồng Phong ở phường Phú Lợi, Bình Dương cũ (nay thuộc TPHCM). Ảnh: Hữu Huy - Hương Chi

Đường Lê Hồng Phong kéo dài từ quận 5 đến quận 10 cũ (TPHCM) và đường Lê Hồng Phong ở phường Phú Lợi, Bình Dương cũ (nay thuộc TPHCM). Ảnh: Hữu Huy - Hương Chi

Trong khi đó, trước khi sáp nhập với TPHCM, Bình Dương cũ đã có hàng loạt tên đường trùng nhau.

Cụ thể, tại TP Thủ Dầu Một cũ có 2 tuyến đường cùng mang tên Hùng Vương (đường Hùng Vương ở phường Phú Cường cũ, nay là phường Thủ Dầu Một và đường Hùng Vương, phường Hòa Phú cũ, nay là phường Bình Dương). Ngoài ra, đường Hùng Vương còn có ở TP Bến Cát, huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo, thuộc tỉnh Bình Dương cũ.

 Đường Trần Hưng Đạo là một tuyến đường giao thông trục chính tại TPHCM, nối từ công trường Quách Thị Trang (quận 1 cũ) đến đường Học Lạc (quận 5 cũ). Đây là đại lộ nối liền hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn cách đây một thế kỷ. Ảnh: Hữu Huy

Đường Trần Hưng Đạo là một tuyến đường giao thông trục chính tại TPHCM, nối từ công trường Quách Thị Trang (quận 1 cũ) đến đường Học Lạc (quận 5 cũ). Đây là đại lộ nối liền hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn cách đây một thế kỷ. Ảnh: Hữu Huy

 Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, đường Trần Hưng Đạo đi qua phường Bến Thành - phường Cầu Ông Lãnh - phường Chợ Quán - phường An Đông. Ảnh: Hữu Huy

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, đường Trần Hưng Đạo đi qua phường Bến Thành - phường Cầu Ông Lãnh - phường Chợ Quán - phường An Đông. Ảnh: Hữu Huy

 Hiện nay, tuyến đường này vẫn là một trục giao thông quan trọng của thành phố. Ảnh: Hữu Huy

Hiện nay, tuyến đường này vẫn là một trục giao thông quan trọng của thành phố. Ảnh: Hữu Huy

 Tại phường Thủ Dầu Một, TPHCM (tỉnh Bình Dương cũ) cũng có một con đường mang tên Trần Hưng Đạo. Ảnh: Hương Chi

Tại phường Thủ Dầu Một, TPHCM (tỉnh Bình Dương cũ) cũng có một con đường mang tên Trần Hưng Đạo. Ảnh: Hương Chi

 Đường Võ Văn Kiệt (hay đại lộ Võ Văn Kiệt) là một tuyến đường trục xuyên tâm của TPHCM, kết nối cửa ngõ phía Tây với trung tâm thành phố. Đường có chiều dài toàn tuyến là 13,428 km, điểm đầu giao với đường Tôn Đức Thắng tại quận 1 (cũ) và điểm cuối giao với quốc lộ 1 tại huyện Bình Chánh (cũ). Ảnh: Hữu Huy

Đường Võ Văn Kiệt (hay đại lộ Võ Văn Kiệt) là một tuyến đường trục xuyên tâm của TPHCM, kết nối cửa ngõ phía Tây với trung tâm thành phố. Đường có chiều dài toàn tuyến là 13,428 km, điểm đầu giao với đường Tôn Đức Thắng tại quận 1 (cũ) và điểm cuối giao với quốc lộ 1 tại huyện Bình Chánh (cũ). Ảnh: Hữu Huy

 Tuyến đường đi qua 6 quận, huyện cũ của thành phố là quận 1, quận 5, quận 6, quận 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Trong đó, đoạn chạy dọc kênh Bến Nghé và kênh Tàu Hủ từ quận 1 cũ đến cầu Lò Gốm (quận 6 cũ) rộng 42 m với 8 làn xe, đoạn còn lại từ cầu Lò Gốm đến quốc lộ 1 rộng 60 m với 10 làn xe. Đây là một trong những đại lộ đẹp nhất ở TPHCM. Ảnh: Hữu Huy

Tuyến đường đi qua 6 quận, huyện cũ của thành phố là quận 1, quận 5, quận 6, quận 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Trong đó, đoạn chạy dọc kênh Bến Nghé và kênh Tàu Hủ từ quận 1 cũ đến cầu Lò Gốm (quận 6 cũ) rộng 42 m với 8 làn xe, đoạn còn lại từ cầu Lò Gốm đến quốc lộ 1 rộng 60 m với 10 làn xe. Đây là một trong những đại lộ đẹp nhất ở TPHCM. Ảnh: Hữu Huy

 Tại phường Chánh Hiệp và phường Bình Dương, TPHCM (thuộc tỉnh Bình Dương cũ) cũng có con đường mang tên Võ Văn Kiệt. Ảnh: Hương Chi

Tại phường Chánh Hiệp và phường Bình Dương, TPHCM (thuộc tỉnh Bình Dương cũ) cũng có con đường mang tên Võ Văn Kiệt. Ảnh: Hương Chi

 Tên gọi Nam Kỳ Khởi Nghĩa đều được đặt tên cho con đường ở TPHCM và tỉnh Bình Dương (cũ). Do đó, sau khi sáp nhập địa giới hành chính, tên đường này đã bị trùng lặp. Ảnh: Hương Chi

Tên gọi Nam Kỳ Khởi Nghĩa đều được đặt tên cho con đường ở TPHCM và tỉnh Bình Dương (cũ). Do đó, sau khi sáp nhập địa giới hành chính, tên đường này đã bị trùng lặp. Ảnh: Hương Chi

 Đường Lê Lợi (hay Đại lộ Lê Lợi) nằm tại trung tâm quận 1 cũ (nay thuộc phường Bến Thành và phường Sài Gòn) nối từ chợ Bến Thành đến Nhà hát thành phố. Ảnh: Hữu Huy

Đường Lê Lợi (hay Đại lộ Lê Lợi) nằm tại trung tâm quận 1 cũ (nay thuộc phường Bến Thành và phường Sài Gòn) nối từ chợ Bến Thành đến Nhà hát thành phố. Ảnh: Hữu Huy

 Tuyến đường này bắt đầu từ công trường Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành, giao cắt với các tuyến đường Phan Bội Châu, Nguyễn Trung Trực, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Nguyễn Huệ và kết thúc tại đường Đồng Khởi trước Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Hữu Huy

Tuyến đường này bắt đầu từ công trường Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành, giao cắt với các tuyến đường Phan Bội Châu, Nguyễn Trung Trực, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Nguyễn Huệ và kết thúc tại đường Đồng Khởi trước Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Hữu Huy

 Đây là một trong những tuyến đường đẹp với vỉa hè rộng rãi nằm giữa trung tâm TPHCM. Ảnh: Hữu Huy

Đây là một trong những tuyến đường đẹp với vỉa hè rộng rãi nằm giữa trung tâm TPHCM. Ảnh: Hữu Huy

 Đường Lê Lợi nằm ở phường Bình Dương. Ảnh: Hương Chi

Đường Lê Lợi nằm ở phường Bình Dương. Ảnh: Hương Chi

Trao đổi với phóng viên, đại diện Sở Văn hóa,Thể thao TPHCM cho biết, trong cùng 1 xã, phường (sau khi sáp nhập) nếu có 2 tuyến đường trùng tên nhau sẽ nghiên cứu đổi tên. Các tuyến đường trùng tên nhưng khác xã, phường thì không cần phải đổi để hạn chế xáo trộn cuộc sống của người dân. Cũng theo vị này, trước mắt sẽ giữ nguyên hiện trạng tên đường sau khi sáp nhập, bởi lẽ việc chấp nhận cùng một tên đường ở các địa giới hành chính khác nhau là bình thường. TPHCM sẽ khảo sát, xử lý các vấn đề bất hợp lý trong quy chế đặt, đổi tên đường và công trình công cộng khi được HĐND TPHCM mới thông qua.

Hữu Huy

Hương Chi

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/can-canh-loat-tuyen-duong-tphcm-trung-ten-sau-sap-nhap-post1760719.tpo