Cận cảnh Miếu Trịnh Phong được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

Miếu thờ Thủ lĩnh phong trào Cần Vương ở Khánh Hòa được khởi dựng năm 1886, là di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân địa phương.

Miếu thờ Bình Tây Đại tướng Trịnh Phong nằm tại ngã ba Thành, thuộc xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Di tích Miếu Trịnh Phong được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1991.

Miếu thờ Bình Tây Đại tướng Trịnh Phong nằm tại ngã ba Thành, thuộc xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Di tích Miếu Trịnh Phong được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1991.

Trịnh Phong sinh ra ở làng Phú Vinh, tổng Xương Hà, huyện Vĩnh Xương (nay là thôn Phú Vinh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang). Thuở nhỏ, ông là người thông minh, học giỏi, thi đậu Cử nhân võ (1864) và được triều đình nhà Nguyễn phong chức Đề đốc, nhậm chức tại Quảng Nam. Chứng kiến cảnh người dân cực khổ, triều đình chia bè phái dưới sự xâm lược của thực dân Pháp, ông đã từ quan, trở về quê hương chờ đợi thời cơ đánh đuổi quân xâm lược. Hưởng ứng lời kêu gọi của Vua Hàm Nghi qua “Chiếu Cần Vương”, cuộc khởi nghĩa “Bình Tây cứu quốc đoàn” do Trịnh Phong lãnh đạo diễn ra năm 1885 đã chiếm lại Thành Diên Khánh và làm chủ phần lớn tỉnh Khánh Hòa. Đến năm 1886, trước thế mạnh của địch, phong trào Cần Vương ở Khánh Hòa bị dập tắt nhưng tinh thần chiến đấu anh dũng kiên cường, bất khuất đã để lại trong lòng nhân dân địa phương một tình cảm đặc biệt sâu sắc. Trịnh Phong cùng hai thủ lĩnh khác là Trần Đường, Nguyễn Khanh được suy tôn là “Khánh Hòa tam kiệt”. Trong ảnh, tượng Trịnh Phong được đặt ở chính giữa bái đường trong miếu thờ.

Trịnh Phong sinh ra ở làng Phú Vinh, tổng Xương Hà, huyện Vĩnh Xương (nay là thôn Phú Vinh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang). Thuở nhỏ, ông là người thông minh, học giỏi, thi đậu Cử nhân võ (1864) và được triều đình nhà Nguyễn phong chức Đề đốc, nhậm chức tại Quảng Nam. Chứng kiến cảnh người dân cực khổ, triều đình chia bè phái dưới sự xâm lược của thực dân Pháp, ông đã từ quan, trở về quê hương chờ đợi thời cơ đánh đuổi quân xâm lược. Hưởng ứng lời kêu gọi của Vua Hàm Nghi qua “Chiếu Cần Vương”, cuộc khởi nghĩa “Bình Tây cứu quốc đoàn” do Trịnh Phong lãnh đạo diễn ra năm 1885 đã chiếm lại Thành Diên Khánh và làm chủ phần lớn tỉnh Khánh Hòa. Đến năm 1886, trước thế mạnh của địch, phong trào Cần Vương ở Khánh Hòa bị dập tắt nhưng tinh thần chiến đấu anh dũng kiên cường, bất khuất đã để lại trong lòng nhân dân địa phương một tình cảm đặc biệt sâu sắc. Trịnh Phong cùng hai thủ lĩnh khác là Trần Đường, Nguyễn Khanh được suy tôn là “Khánh Hòa tam kiệt”. Trong ảnh, tượng Trịnh Phong được đặt ở chính giữa bái đường trong miếu thờ.

Di tích Miếu Trịnh Phong có tổng diện tích hơn 639 m2, nằm bên đường 23/10, bao quanh bởi nhiều nhà dân, ngay dưới tán cây Dầu đôi hơn 350 năm tuổi. Miếu được khởi dựng năm 1886, gắn liền với câu chuyện lưu truyền trong dân gian. Chuyện kể rằng khi Bình Tây Đại tướng Trịnh Phong thất trận, kẻ thù đã chém đầu ông rồi đưa về Thành Diên Khánh để thị uy. Sau đó thủ cấp của ông được người thân lén đem về chôn cất, nhưng bị kẻ thù theo dõi, đành treo túi vải đựng đầu người lên bụi duối bên cạnh cây Dầu đôi. Hôm sau, người dân địa phương đã phát hiện và đem đầu người đi chôn cất, lập am thờ nhưng không biết người xấu số là ai. Mãi đến khi có một người đàn ông “lên đồng” tự xưng là Trịnh Phong bị kẻ thù sát hại, bêu đầu, được bà con chôn cất, lập am thờ cúng, nay xin có lòng cảm tạ. Từ đó, am nhỏ được người dân gọi là Miếu Trịnh Phong hay miếu Cây Dầu Đôi.

Di tích Miếu Trịnh Phong có tổng diện tích hơn 639 m2, nằm bên đường 23/10, bao quanh bởi nhiều nhà dân, ngay dưới tán cây Dầu đôi hơn 350 năm tuổi. Miếu được khởi dựng năm 1886, gắn liền với câu chuyện lưu truyền trong dân gian. Chuyện kể rằng khi Bình Tây Đại tướng Trịnh Phong thất trận, kẻ thù đã chém đầu ông rồi đưa về Thành Diên Khánh để thị uy. Sau đó thủ cấp của ông được người thân lén đem về chôn cất, nhưng bị kẻ thù theo dõi, đành treo túi vải đựng đầu người lên bụi duối bên cạnh cây Dầu đôi. Hôm sau, người dân địa phương đã phát hiện và đem đầu người đi chôn cất, lập am thờ nhưng không biết người xấu số là ai. Mãi đến khi có một người đàn ông “lên đồng” tự xưng là Trịnh Phong bị kẻ thù sát hại, bêu đầu, được bà con chôn cất, lập am thờ cúng, nay xin có lòng cảm tạ. Từ đó, am nhỏ được người dân gọi là Miếu Trịnh Phong hay miếu Cây Dầu Đôi.

Sau đó, Miếu Trịnh Phong được vua Thành Thái thứ 13 (1901) ban tặng sắc phong cho “Đại Đức Khôi Tinh”, sau đó vào đời vua Khải Định thứ 9 (1924) tiếp tục phong tặng sắc phong với mỹ tự “Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Thuần Chính”, ghi nhớ người anh hùng vì nước quên thân.

Sau đó, Miếu Trịnh Phong được vua Thành Thái thứ 13 (1901) ban tặng sắc phong cho “Đại Đức Khôi Tinh”, sau đó vào đời vua Khải Định thứ 9 (1924) tiếp tục phong tặng sắc phong với mỹ tự “Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Thuần Chính”, ghi nhớ người anh hùng vì nước quên thân.

Miếu được xây theo lối kiến trúc một gian hai chái, ba cửa ra vào được thiết kế theo kiểu thượng song hạ bản, kết cấu khung gỗ mang nét đặc trưng di tích truyền thống ở Khánh Hòa. Chánh điện treo một bức hoành phi bằng gỗ khắc chữ Hán Nôm “Vạn An Miếu”. Hệ cửa thiết kế theo kiểu thượng song hạ bản. Chính giữa bái đường đặt một ban thờ gỗ đơn giản nhưng thể hiện sự cổ kính, trang nghiêm. Trải qua thời gian, miếu đã qua nhiều lần được tu bổ, tôn tạo.

Miếu được xây theo lối kiến trúc một gian hai chái, ba cửa ra vào được thiết kế theo kiểu thượng song hạ bản, kết cấu khung gỗ mang nét đặc trưng di tích truyền thống ở Khánh Hòa. Chánh điện treo một bức hoành phi bằng gỗ khắc chữ Hán Nôm “Vạn An Miếu”. Hệ cửa thiết kế theo kiểu thượng song hạ bản. Chính giữa bái đường đặt một ban thờ gỗ đơn giản nhưng thể hiện sự cổ kính, trang nghiêm. Trải qua thời gian, miếu đã qua nhiều lần được tu bổ, tôn tạo.

Bốn cột gỗ vuông đỡ hệ mái chánh điện, trên thân cột chạm khắc hai cặp câu đối bằng chữ Hán Nôm và được sơn son thếp vàng, phía trên chạm trổ hoa văn hình hoa lá. Phía trong chính điện treo hai cặp câu đối ca ngợi công đức của Trịnh Phong. Giữa chính điện đặt ban thờ hội đồng, hai bên đặt cặp lọng vải, phía trên ban thờ treo một bức chấn bằng vải. Giáp với tường hồi phía sau là khám thờ bằng gỗ được chạm trổ rất tỉ mỉ và khắc chữ Hán Nôm “Thần”.

Bốn cột gỗ vuông đỡ hệ mái chánh điện, trên thân cột chạm khắc hai cặp câu đối bằng chữ Hán Nôm và được sơn son thếp vàng, phía trên chạm trổ hoa văn hình hoa lá. Phía trong chính điện treo hai cặp câu đối ca ngợi công đức của Trịnh Phong. Giữa chính điện đặt ban thờ hội đồng, hai bên đặt cặp lọng vải, phía trên ban thờ treo một bức chấn bằng vải. Giáp với tường hồi phía sau là khám thờ bằng gỗ được chạm trổ rất tỉ mỉ và khắc chữ Hán Nôm “Thần”.

Hệ mái lợp ngói âm dương, đỉnh mái đắp hình “Lưỡng long chầu nguyệt”.

Hệ mái lợp ngói âm dương, đỉnh mái đắp hình “Lưỡng long chầu nguyệt”.

Còn cây Dầu đôi cao khoảng 30m, 4-5 người ôm không xuể đứng cạnh bên đã che chở cho Miếu Trịnh Phong trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Theo các vị cao niên, không ai biết rõ cây Dầu đôi bao nhiêu tuổi, nhưng theo ghi chép, Chúa Nguyễn Phúc Tần cho cai cơ Hùng Ngọc Hầu khai hoang rừng, mở mang bờ cõi năm 1653 đã thấy cây Dầu đôi to lớn vượt trội giữa rừng già, cai cơ hạ lệnh không chặt phá để tạo bóng mát. Năm 2016, cây Dầu đôi được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Còn cây Dầu đôi cao khoảng 30m, 4-5 người ôm không xuể đứng cạnh bên đã che chở cho Miếu Trịnh Phong trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Theo các vị cao niên, không ai biết rõ cây Dầu đôi bao nhiêu tuổi, nhưng theo ghi chép, Chúa Nguyễn Phúc Tần cho cai cơ Hùng Ngọc Hầu khai hoang rừng, mở mang bờ cõi năm 1653 đã thấy cây Dầu đôi to lớn vượt trội giữa rừng già, cai cơ hạ lệnh không chặt phá để tạo bóng mát. Năm 2016, cây Dầu đôi được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Hàng năm, di tích tổ chức cúng Xuân vào ngày 16/3 âm lịch. Cứ 3 năm lại cúng đại lễ một lần. Ông Nguyễn Đức - phó Ban quản lý di tích Miếu Trịnh Phong, trực tiếp trông coi, bảo quản và nhang khói cho di tích, cho biết hàng tuần có rất đông người dân, du khách đến miếu thờ thắp nhang tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của Bình Tây Đại tướng Trịnh Phong. Di tích cũng trở thành nơi tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới của các đơn vị, góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, hun đúc ý chí phấn đấu cho thế hệ trẻ.

Hàng năm, di tích tổ chức cúng Xuân vào ngày 16/3 âm lịch. Cứ 3 năm lại cúng đại lễ một lần. Ông Nguyễn Đức - phó Ban quản lý di tích Miếu Trịnh Phong, trực tiếp trông coi, bảo quản và nhang khói cho di tích, cho biết hàng tuần có rất đông người dân, du khách đến miếu thờ thắp nhang tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của Bình Tây Đại tướng Trịnh Phong. Di tích cũng trở thành nơi tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới của các đơn vị, góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, hun đúc ý chí phấn đấu cho thế hệ trẻ.

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/can-canh-mieu-trinh-phong-duoc-xep-hang-di-tich-lich-su-van-hoa-cap-quoc-gia-20240914215629303.htm