Cận cảnh ngôi nhà 48 Hàng Ngang, nơi Bác Hồ soạn thảo 'Tuyên ngôn Độc lập'

Nằm trong khu phố cổ sầm uất, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang (Hà Nội) vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, ghi dấu ấn của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đây chính là nơi Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa quyết định nhiều chủ trương quan trọng. Và cũng tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo 'Tuyên ngôn Độc lập' khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nằm giữa khu phố buôn bán sầm uất bậc nhất phố cổ Hà Nội, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, ghi dấu ấn của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong những ngày từ 25/8/1945 đến ngày 2/9/1945, ngôi nhà này là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây đã diễn ra cuộc họp thành lập Chính phủ lâm thời, là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu Người trở về Hà Nội.

Nằm giữa khu phố buôn bán sầm uất bậc nhất phố cổ Hà Nội, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, ghi dấu ấn của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong những ngày từ 25/8/1945 đến ngày 2/9/1945, ngôi nhà này là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây đã diễn ra cuộc họp thành lập Chính phủ lâm thời, là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu Người trở về Hà Nội.

75 năm trước, ngôi nhà thuộc sở hữu của gia đình ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, một doanh nhân buôn tơ lụa nổi tiếng giàu có. Sau này, ngôi nhà đã được gia đình ông bà Trịnh Văn Bô hiến tặng cho Nhà nước và trở thành một di tích lịch sử.

75 năm trước, ngôi nhà thuộc sở hữu của gia đình ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, một doanh nhân buôn tơ lụa nổi tiếng giàu có. Sau này, ngôi nhà đã được gia đình ông bà Trịnh Văn Bô hiến tặng cho Nhà nước và trở thành một di tích lịch sử.

Ngôi nhà hình ống, dài 70m, diện tích mặt tiền ngôi nhà phố là phố Hàng Ngang, mặt tiền phía sau phố Hàng Cân. Hiện tại, ngôi nhà là nơi đang lưu giữ nhiều hình ảnh và kỷ vật về Bác Hồ.

Ngôi nhà hình ống, dài 70m, diện tích mặt tiền ngôi nhà phố là phố Hàng Ngang, mặt tiền phía sau phố Hàng Cân. Hiện tại, ngôi nhà là nơi đang lưu giữ nhiều hình ảnh và kỷ vật về Bác Hồ.

Ngay lối vào ngôi nhà, ảnh gia đình ông Trịnh Văn Bô được treo trang trọng. Trước đây, ngôi nhà nguyên là một hãng buôn tơ lụa, vải vóc vào loại lớn nhất ở Hà Nội những năm 40 của thế kỷ trước. Gia đình ông bà cũng đã ủng hộ Chính phủ những ngày đầu cách mạng hơn 5.000 lượng vàng và vận động giới thương nhân cùng nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370kg vàng.

Ngay lối vào ngôi nhà, ảnh gia đình ông Trịnh Văn Bô được treo trang trọng. Trước đây, ngôi nhà nguyên là một hãng buôn tơ lụa, vải vóc vào loại lớn nhất ở Hà Nội những năm 40 của thế kỷ trước. Gia đình ông bà cũng đã ủng hộ Chính phủ những ngày đầu cách mạng hơn 5.000 lượng vàng và vận động giới thương nhân cùng nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370kg vàng.

Từ nhiều năm nay, đã có hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử ngôi nhà 48 Hàng Ngang.

Từ nhiều năm nay, đã có hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử ngôi nhà 48 Hàng Ngang.

Tầng một của ngôi nhà trưng bày những tư liệu theo chủ đề.

Tầng một của ngôi nhà trưng bày những tư liệu theo chủ đề.

Bản Tuyên ngôn Độc lập được treo tại vị trí trang trọng.

Bản Tuyên ngôn Độc lập được treo tại vị trí trang trọng.

Vào dịp lễ trọng đại, mỗi người dân lại cảm nhận được ngôi nhà như một kỷ vật quý giá chứa đựng sự thiêng liêng và sự tự hào của mỗi người Việt.

Vào dịp lễ trọng đại, mỗi người dân lại cảm nhận được ngôi nhà như một kỷ vật quý giá chứa đựng sự thiêng liêng và sự tự hào của mỗi người Việt.

Những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh được lưu giữ như chiếc vali mây, các di ảnh và bộ quần áo kaki Người mặc trong Lễ tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, ngày 2/9/1945.

Những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh được lưu giữ như chiếc vali mây, các di ảnh và bộ quần áo kaki Người mặc trong Lễ tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, ngày 2/9/1945.

Tại tầng 2 của ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn căn phòng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban thường vụ Trung ương Đảng làm việc từ ngày 25/8-2/9/1945.

Tại tầng 2 của ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn căn phòng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban thường vụ Trung ương Đảng làm việc từ ngày 25/8-2/9/1945.

Chiếc bàn chính giữa là nơi họp thông qua 3 nội dung: Tuyên ngôn Độc lập, tổ chức lễ Quốc khánh, thành phần Chính phủ lâm thời.

Chiếc bàn chính giữa là nơi họp thông qua 3 nội dung: Tuyên ngôn Độc lập, tổ chức lễ Quốc khánh, thành phần Chính phủ lâm thời.

Tầng hai của ngôi nhà gây ấn tượng với bộ bàn ghế sofa mềm mại, những bức rèm lụa trắng bên ô cửa nhỏ. Đây là căn phòng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp khách.

Tầng hai của ngôi nhà gây ấn tượng với bộ bàn ghế sofa mềm mại, những bức rèm lụa trắng bên ô cửa nhỏ. Đây là căn phòng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp khách.

Tại căn phòng này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo "Tuyên ngôn Độc lập" khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tại căn phòng này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo "Tuyên ngôn Độc lập" khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

P.Ngân

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/ca-n-ca-nh-ngoi-nha-48-hang-ngang-noi-bac-ho-soa-n-tha-o-tuyen-ngon-doc-lap-112376.html