Cận cảnh nhà máy 'hồi sinh' 30.000 tấn rác thải nhựa mỗi năm

Hoạt động tái chế nhựa ở Việt Nam hiện nay vẫn đang phát triển, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về kỹ thuật và công nghệ. Tuy nhiên, với công nghệ tái chế 'Bottle to Bottle', nhà máy DUYTAN Recycling đã và đang giúp giảm sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch và tạo vòng lặp mới cho chai nhựa. Phản ánh của Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh hiện trường.

Khởi công xây dựng từ tháng 6/2019, nhà máy nhựa Duy Tân có diện tích 65.000 m2 tại Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ, tỉnh Long An. Hiện nhà máy có công suất sản xuất 30.000 tấn nhựa/năm, kế hoạch giai đoạn 2 sẽ nâng công suất xử lý lên 60.000 tấn nhựa/năm, tương đương 4,6 tỷ chai nước sẽ được tái chế.

Khởi công xây dựng từ tháng 6/2019, nhà máy nhựa Duy Tân có diện tích 65.000 m2 tại Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ, tỉnh Long An. Hiện nhà máy có công suất sản xuất 30.000 tấn nhựa/năm, kế hoạch giai đoạn 2 sẽ nâng công suất xử lý lên 60.000 tấn nhựa/năm, tương đương 4,6 tỷ chai nước sẽ được tái chế.

Tính đến thời điểm này, đây là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ tái chế "Bottle to Bottle" - mỗi chai nhựa đã qua sử dụng sẽ được tái chế thành các hạt nhựa tạo ra một vòng lặp chai nhựa mới giúp giảm sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch.

Tính đến thời điểm này, đây là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ tái chế "Bottle to Bottle" - mỗi chai nhựa đã qua sử dụng sẽ được tái chế thành các hạt nhựa tạo ra một vòng lặp chai nhựa mới giúp giảm sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch.

Hiện tại nhà máy nhựa tái chế Duy Tân đáp ứng được 90% tiêu chuẩn "3 không" gồm không khí thải, không rác thải, không nước thải. Đặc biệt 90% nước thải sau khi được xử lý trở lại quy trình sản xuất, trong khi 20% được sử dụng cho mục đích cảnh quan và không có nước thải đưa ra hệ thống xử lý chung của cụm công nghiệp.

Hiện tại nhà máy nhựa tái chế Duy Tân đáp ứng được 90% tiêu chuẩn "3 không" gồm không khí thải, không rác thải, không nước thải. Đặc biệt 90% nước thải sau khi được xử lý trở lại quy trình sản xuất, trong khi 20% được sử dụng cho mục đích cảnh quan và không có nước thải đưa ra hệ thống xử lý chung của cụm công nghiệp.

Ông Lê Anh, Giám đốc phát triển bền vững của Công ty CP Nhựa tái chế Duy Tân cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2023, nhà máy Duy Tân đã thu gom và tái chế 18.200 tấn (tương đương 1,6 tỷ chai). Số lượng chai nhựa đã được xử lý tái chế không chỉ cung cấp nguyên liệu các doanh nghiệp tại Việt Nam mà còn xuất khẩu sang 12 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ và Châu Âu.

Ông Lê Anh, Giám đốc phát triển bền vững của Công ty CP Nhựa tái chế Duy Tân cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2023, nhà máy Duy Tân đã thu gom và tái chế 18.200 tấn (tương đương 1,6 tỷ chai). Số lượng chai nhựa đã được xử lý tái chế không chỉ cung cấp nguyên liệu các doanh nghiệp tại Việt Nam mà còn xuất khẩu sang 12 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ và Châu Âu.

Trước khi đưa chai nhựa vào quá trình tái chế, các công nhân sẽ thực hiện phân loại và loại bỏ tạp chất trước khi đưa vào hệ thống máy xử lý.

Trước khi đưa chai nhựa vào quá trình tái chế, các công nhân sẽ thực hiện phân loại và loại bỏ tạp chất trước khi đưa vào hệ thống máy xử lý.

Hiện nay, nhà máy tái chế nhựa Duy Tân đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 450 lao động, giúp người dân địa phương có thêm nguồn thu nhập, không còn phải đi xa để tìm kiếm việc làm.

Hiện nay, nhà máy tái chế nhựa Duy Tân đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 450 lao động, giúp người dân địa phương có thêm nguồn thu nhập, không còn phải đi xa để tìm kiếm việc làm.

Các mảnh nhựa được làm từ những chai nhựa tái chế.

Các mảnh nhựa được làm từ những chai nhựa tái chế.

Ông Huỳnh Ngọc Thạch, Giám đốc điều hành Công ty Nhựa Tái chế Duy Tân cho biết, nguồn tiêu hao chính trong quy trình tái chế là nước và điện. Công ty này đặt mục tiêu vào năm 2024, nhà máy sẽ sử dụng năng lượng mặt trời.

Ông Huỳnh Ngọc Thạch, Giám đốc điều hành Công ty Nhựa Tái chế Duy Tân cho biết, nguồn tiêu hao chính trong quy trình tái chế là nước và điện. Công ty này đặt mục tiêu vào năm 2024, nhà máy sẽ sử dụng năng lượng mặt trời.

Nước thải từ quá trình xử lý tái chế nhựa được đi qua hệ thống lọc nước hiện đại, đảm bảo nước được đưa ra môi trường có chất lượng, không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe.

Nước thải từ quá trình xử lý tái chế nhựa được đi qua hệ thống lọc nước hiện đại, đảm bảo nước được đưa ra môi trường có chất lượng, không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe.

Năm 2023, DUYTAN Recycling đã ký kết biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác cùng Unilever và Lavie trong việc thu gom và tái chế nhựa nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Từ đó gia tăng hoạt động tái chế và tạo vòng tuần hoàn cho rác thải nhựa.

Năm 2023, DUYTAN Recycling đã ký kết biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác cùng Unilever và Lavie trong việc thu gom và tái chế nhựa nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Từ đó gia tăng hoạt động tái chế và tạo vòng tuần hoàn cho rác thải nhựa.

Minh Tuấn

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/can-canh-nha-may-hoi-sinh-30000-tan-rac-thai-nhua-moi-nam-162705.html