Cận cảnh nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập

Tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định nhiều chủ trương quan trọng về tổ chức ngày Lễ Độc lập.

Ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định nhiều chủ trương quan trọng về đối nội, đối ngoại, về thể chế và thành phần của Chính phủ lâm thời; về tổ chức ngày Lễ Độc lập… Đặc biệt, tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1979, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Hiện nay, tại ngôi nhà còn lưu giữ nhiều tư liệu hiện vật gắn với mùa thu lịch sử năm 1945.

Ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định nhiều chủ trương quan trọng về đối nội, đối ngoại, về thể chế và thành phần của Chính phủ lâm thời; về tổ chức ngày Lễ Độc lập… Đặc biệt, tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1979, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Hiện nay, tại ngôi nhà còn lưu giữ nhiều tư liệu hiện vật gắn với mùa thu lịch sử năm 1945.

Chủ nhân ngôi nhà là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Ngôi nhà của họ là cơ sở cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa. Chủ nhà đã dành toàn bộ tầng 2 để Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trung ương Đảng ở làm việc và hội họp từ ngày 25/8-2/9/1945.

Chủ nhân ngôi nhà là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Ngôi nhà của họ là cơ sở cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa. Chủ nhà đã dành toàn bộ tầng 2 để Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trung ương Đảng ở làm việc và hội họp từ ngày 25/8-2/9/1945.

Chiếc vali mây Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang.

Chiếc vali mây Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang.

Chiếc giường - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nghỉ ngơi trong những ngày ở và làm việc tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Hiện vật này được gia đình ông bà Trịnh Văn Bô gìn giữ như một kỷ vật vô giá.

Chiếc giường - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nghỉ ngơi trong những ngày ở và làm việc tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Hiện vật này được gia đình ông bà Trịnh Văn Bô gìn giữ như một kỷ vật vô giá.

Danh sách các thành viên Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Ban thường vụ Trung ương Đảng họp thông qua tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang.

Danh sách các thành viên Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Ban thường vụ Trung ương Đảng họp thông qua tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang.

Bộ quần áo kaki Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc trong Lễ tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, ngày 2/9/1945.

Bộ quần áo kaki Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc trong Lễ tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, ngày 2/9/1945.

Chiếc bàn lịch sử nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập.

Chiếc bàn lịch sử nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập.

Căn phòng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban thường vụ Trung ương Đảng làm việc từ ngày 25/8-2/9/1945. Chiếc bàn chính giữa là nơi họp thông qua 3 nội dung: Tuyên ngôn độc lập, tổ chức lễ Quốc khánh, thành phần Chính phủ lâm thời. Hàng ghế kê sát tường phía bên trái là nơi đồng chí Võ Nguyên Giáp ngủ những hôm họp khuya quá không kịp về cơ sở.

Căn phòng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban thường vụ Trung ương Đảng làm việc từ ngày 25/8-2/9/1945. Chiếc bàn chính giữa là nơi họp thông qua 3 nội dung: Tuyên ngôn độc lập, tổ chức lễ Quốc khánh, thành phần Chính phủ lâm thời. Hàng ghế kê sát tường phía bên trái là nơi đồng chí Võ Nguyên Giáp ngủ những hôm họp khuya quá không kịp về cơ sở.

Căn phòng nơi đồng chí Võ Nguyên Giáp tiếp Thiếu tá Archimedes L.A. Patti (giữa) tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang.

Căn phòng nơi đồng chí Võ Nguyên Giáp tiếp Thiếu tá Archimedes L.A. Patti (giữa) tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang.

Minh Châu

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/can-canh-noi-bac-ho-viet-tuyen-ngon-doc-lap-post984510.html