Cận cảnh phần đuôi 'lai nhện' của loài rắn độc dị thường
Được phát hiện lần đầu tiên năm 1968 ở Iran, loài rắn viper Ba Tư có sừng, đuôi nhện, danh pháp khoa học là Pseudocerastes urarachnoides, từng dấy lên nghi ngờ về sự tồn tại của một sinh vật lai dị thường.
Việc kiểm tra mẫu vật đầu tiên năm 1970 hé lộ, phần đuôi giống nhện thực sựlà một phần cơ thể của con rắn lạ, mặc dù các nhà nghiên cứu khi đó không thểxác định đây là một dạng phản ứng với ký sinh trùng, khối u hay kết quả của độtbiến gen. Mẫu vật thứ hai mang phần đuôi giả nhện, bắt được năm 2001 cho thấy,đây là một loài sở hữu đặc điểm dị thường này.
Năm 2006, các nhà nghiên cứu đã chính thức công bố bản mô tả về loài rắnviper Ba Tư có sừng, đuôi nhện và đặt tên khoa học cho chúng là Pseudocerastesurarachnoides.
Các nhà khoa học tiếp tục bắt được 2 mẫu rắn sống của loài rắn này vào năm2008 và đã quay phim hoạt động của phần đuôi nhện. Họ nhận định, phần đuôi biếndạng cực điểm này đóng vai trò thu hút con mồi.
Để kiểm tra giả thuyết này, năm2009, nhóm nghiên cứu do chuyên gia Fathinia đứng đầu đã thả một con chim nonvào chuồng nhốt rắn. Sau nửa tiếng đồng hồ, con chim đã mổ vào phần đuôi giốngnhện, rồi bị lôi kéo về phía đầu rắn. Cuối cùng, con chim bị rắn hạ gục và giếtchết.
Kết quả thí nghiệm đã xác thực, giả thuyết ban đầu của các nhà khoa học là đúng đắn.
Tuấn Anh(Tổng hợp)