Cận cảnh quy trình đăng kiểm xe ô tô và biểu phí mới nhất năm 2022

Đăng kiểm xe ô tô là quá trình cơ quan chuyên ngành kiểm định chất lượng xe xem có đạt tiêu chuẩn hay không, bao gồm các tiêu chuẩn: An toàn kỹ thuật (hệ thống phanh, thước lái, chiếu sáng, mức độ bảo vệ môi trường...). Nếu xe đạt yêu cầu sẽ được cấp hoặc gia hạn cho phép xe ô tô được tham gia giao thông, trường hợp xe chưa đạt yêu cầu, chủ xe cần sửa chữa đến khi đạt mới được cấp giấy chứng nhận kiểm định.

Video cận cảnh quy trình đăng kiểm xe ô tô:

Quy trình đăng kiểm xe ô tô là điều không còn quá xa lạ đối với các lái xe hoặc những người đang sở hữu riêng cho mình xe ô tô, đây cũng là quy định bắt buộc của pháp luật Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải (GTVT). Tùy vào từng loại xe cụ thể và tuổi thọ hiện có của ô tô, mỗi xe sẽ có những quy định về thời điểm đăng kiểm khác nhau. Với xe con không kinh doanh vận tải, chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 30 tháng, những lần sau chu kỳ sẽ là 18 tháng và rút ngắn còn 12 tháng khi chạm mức 7 năm. Chu kỳ này sẽ chỉ còn 6 tháng khi xe có tuổi thọ 12 năm kể từ ngày sản xuất. Chu kỳ đăng kiểm ô tô được ghi rõ tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BGTVT.

Chủ xe ô tô đi đăng kiểm đưa xe xếp hàng thứ tự vào dây chuyển kiểm định xe tải (hoặc tương đương) hoặc dây chuyền kiểm định xe con (hoặc tương đương).

Chủ xe ô tô đi đăng kiểm đưa xe xếp hàng thứ tự vào dây chuyển kiểm định xe tải (hoặc tương đương) hoặc dây chuyền kiểm định xe con (hoặc tương đương).

Chủ xe xếp hàng nộp hồ sơ tại các Phòng tiếp nhận hồ sơ tại các Trung tâm đăng xe.

Chủ xe xếp hàng nộp hồ sơ tại các Phòng tiếp nhận hồ sơ tại các Trung tâm đăng xe.

Chủ xe đọc kỹ các biểu mức thu phí sử dụng đường bộ niêm yết tại các Trung tâm đăng kiểm để chuẩn bị nộp.

Chủ xe đọc kỹ các biểu mức thu phí sử dụng đường bộ niêm yết tại các Trung tâm đăng kiểm để chuẩn bị nộp.

Hồ sơ đăng kiểm gồm: Giấy đăng ký xe ô tô, Giấy chứng nhận Bảo hiểm bắt buộc; Giấy chứng nhận kiểm định.

Hồ sơ đăng kiểm gồm: Giấy đăng ký xe ô tô, Giấy chứng nhận Bảo hiểm bắt buộc; Giấy chứng nhận kiểm định.

Chủ xe ký nhận đã nộp đầy đủ hồ sơ kiểm định với nhân viên đăng kiểm.

Chủ xe ký nhận đã nộp đầy đủ hồ sơ kiểm định với nhân viên đăng kiểm.

Quy trình ô tô kiểm định tại các trung tâm đăng kiểm được Bộ GTVT cấp giấy phép, gồm: Nộp hồ sơ: Hồ sơ bao gồm đăng ký xe (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ, tổ chức cho thuê tài chính hoặc giấy hẹn cấp đăng ký xe), đăng kiểm cũ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự (có thể mua bảo hiểm tại quầy), viết tờ khai và đóng phí gồm phí kiểm định xe cơ giới và lệ phí cấp chứng nhận. Với xe con, phí kiểm định là 240.000 đồng và lệ phí cấp chứng nhận 100.000 đồng.

Chờ khám xe: Trường hợp xe có vấn đề không đạt yêu cầu, nhân viên đăng kiểm sẽ đọc biển số để lái xe mang đi sửa rồi quay lại sau. Vì vậy, nên kiểm tra bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm. Nếu không có vấn đề gì, thời gian khám chỉ khoảng 5 - 10 phút.

Đóng phí bảo trì đường bộ: Nếu xe đáp ứng tiêu chuẩn đăng kiểm, nhân viên đăng kiểm theo thứ tự sẽ đọc biển số xe để lái xe đóng phí bảo trì đường bộ.

Dán tem đăng kiểm mới: Khi đã hoàn tất các thủ tục trên, lái xe ra xe chờ dán tem đăng kiểm mới, nhận hồ sơ và ra về.

Công đoạn kiểm tra hệ thống lốp, gầm xe.

Công đoạn kiểm tra hệ thống lốp, gầm xe.

Kiểm tra các chỉ số an toàn, khí thải qua máy.

Kiểm tra các chỉ số an toàn, khí thải qua máy.

Công đoạn kiểm tra khung, máy, thước lái...

Công đoạn kiểm tra khung, máy, thước lái...

Kiểm tra hệ thống chiếu sáng.

Kiểm tra hệ thống chiếu sáng.

Dán tem đăng kiểm mới sau khi đã hoàn tất các thủ tục.

Dán tem đăng kiểm mới sau khi đã hoàn tất các thủ tục.

Chủ xe, lái xe khi đi đăng kiểm chuẩn bị các giấy tờ liên quan gồm: Bản chính đăng ký xe hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực (Bản sao đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ, bản sao đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính, giấy hẹn cấp đăng ký xe); Giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện (đối với phương tiện kiểm tra lập Hồ sơ phương tiện: Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước; Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe tịch thu bán đấu giá; Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe của lực lượng quốc phòng, công an; Bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ quốc gia); Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cải tạo (đối với xe mới cải tạo); Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe còn hiệu lực.

Lệ phí đăng kiểm xe ô tô hiện nay áp dụng theo Thông tư số 238/2016/TT-BTC cấp ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính. Phí đường bộ, hay còn gọi là phí bảo trì đường bộ là loại phí mà chủ các phương tiện giao thông lưu thông trên đường bộ phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì đường bộ, nâng cấp đường bộ để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông. Phí đường bộ được thu theo năm, mức phí do nhà nước quy định. Sau khi nộp đủ loại phí, thì sẽ được phát tem để dán vào kính chắn gió trước xe , trên tem đó sẽ ghi rõ ngày bắt đầu và ngày hết hạn. Thường thì tem sẽ được phát khi bạn đi đăng ký đăng kiểm.

Mỗi công đoạn kiểm định xe ô tô được chia ra nhiều hạng mục nhỏ để kiểm tra, tổng cộng có khoảng 56 hạng mục (các loại xe khác nhau có số hạng mục kiểm tra khác nhau). Chủ xe có thể tự kiểm định một số hạng mục cần thiết trên chiếc xe của mình để tiết kiệm thời gian và đảm bảo quá trình đăng kiểm diễn ra thuận lợi.

Chủ xe, lái xe cần lưu ý, hiện nay, mặc dù chưa có văn bản chính thức quy định xe quá hạn đăng kiểm bao nhiêu ngày thì bị phạt, tuy nhiên, có thể căn cứ vào quy định tại điểm c Khoản 4 Điều 16 Nghị định 100//2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)...

Ngoài mức phạt tiền, người điều khiển xe ô tô quá hạn đăng kiểm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm e khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

Một số trường hợp xe ô tô sẽ bị từ chối đăng kiểm:
- Ô tô bị từ chối đăng kiểm khi chủ xe chưa đóng tiền phạt nguội do vi phạm giao thông. Đây là một trong những trường hợp khiến nhiều lái xe ngỡ ngàng trong thời gian qua. Khi đó, các chủ xe phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt hành chính đầy đủ thì cơ quan đăng kiểm mới đồng ý cho đăng kiểm.
- Xe Van lắp thêm ghế sau. Đây cũng là một trong những trường hợp thu hút sự chú ý của người mua xe thời gian gần đây. Hành vi lắp ghế sau cho xe Van (dù có sử dụng hay không) là sai sai quy định và chắc chắn, những chiếc xe này sẽ không được đăng kiểm.
- Xe kinh doanh vận tải thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) nhưng không chấp hành cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm. Những trường hợp không lắp hộp đen theo quy định sẽ bị cơ quan đăng kiểm từ chối đăng kiểm và yêu cầu thực hiện việc lắp đặt trước khi mang xe đến trung tâm đăng kiểm.

Bài, ảnh, video: Vân Sơn/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/can-canh-quy-trinh-dang-kiem-xe-o-to-va-bieu-phi-moi-nhat-nam-2022-20220425110221858.htm