Cận cảnh tên lửa Kh-59M Nga phá hủy mục tiêu chiến lược tại Ukraine

Trang Avia của Nga đăng tải clip quay lại cảnh tên lửa Kh-59M tấn công một mục tiêu chiến lược tại Ukraine. Hình ảnh cho thấy một cây cầu đường sắt đã bị loại tên lửa này tấn công.

Đoạn clip về cuộc tấn công của tên lửa hành trình Kh-59M trang bị trên tiêm kích bom Su-34, bắn vào mục tiêu chiến lược ở Ukraine nằm gần Odessa.

Trên các khung hình hiển thị, có thể thấy tên lửa Kh-59M bay nhanh về phía cầu đường sắt tại Ukraine.

Theo nguồn tin, mục tiêu chính của cuộc tấn công không phải là làm sập cầu mà chỉ là gây hư hỏng nặng khiến cho việc giao thông bị gián đoạn.

Điều này sẽ ngăn sự chuyển quân và khí tài của đối phương kể cả bằng đường sắt và đường sông.

Ngoài ra, hãng tin Avia.pro cũng có đoạn clip quay ở một góc độ khác, cho thấy sức mạnh của tên lửa Kh-29M khi tấn công cây cầu này.

Có thể nhận thấy sức phá hủy ghê gớm của tên lửa hành trình Kh-59M được phóng ra từ các chiến đấu cơ của không quân Nga.

Kh-59M được trang bị cho máy bay chiến thuật nhằm tiêu diệt các mục tiêu có kích thước nhỏ trên mặt đất và trên mặt biển, với tọa độ mục tiêu đã được xác định hoặc do phi công phát hiện.

Tên lửa được thiết kế và chế tạo tại MKB Raduga, Kh-59M là phiên bản hiện đại hóa sâu từ Kh-59 khi thay thế động cơ phản lực nhiên liệu rắn bằng động cơ turbine phản lực nhỏ RDK-300.

Tên lửa được thiết kế và chế tạo tại MKB Raduga, Kh-59M là phiên bản hiện đại hóa sâu từ Kh-59 khi thay thế động cơ phản lực nhiên liệu rắn bằng động cơ turbine phản lực nhỏ RDK-300.

Điều này dẫn đến việc gần như có một tên lửa mới với đặc tính kỹ thuật khác hoàn toàn mẫu cơ sở.

Điều này dẫn đến việc gần như có một tên lửa mới với đặc tính kỹ thuật khác hoàn toàn mẫu cơ sở.

Tên lửa Kh-59 đã được sử dụng nhiều trong cuộc chiến đấu tranh Chesnya và Syria, mục tiêu là các vị trí ẩn nấp của phiến quân ly khai và kho tàng.

Tên lửa Kh-59 đã được sử dụng nhiều trong cuộc chiến đấu tranh Chesnya và Syria, mục tiêu là các vị trí ẩn nấp của phiến quân ly khai và kho tàng.

Từ thành công của Kh-59, Nga tiếp tục cho ra đời các phiên bản nâng cấp của dòng tên lửa không đối đất này.

Từ thành công của Kh-59, Nga tiếp tục cho ra đời các phiên bản nâng cấp của dòng tên lửa không đối đất này.

Tại triển lãm MAKS-2009, Ovod-ME được trưng bày với 2 phiên bản chính là Kh-59 ME và Kh-59M2E nhằm mục đích có thể tiêu diệt dải mục tiêu rộng hơn trên mặt đất và trên mặt biển trong mọi điều kiện thời gian hoặc bị giới hạn về tầm nhìn.

Tại triển lãm MAKS-2009, Ovod-ME được trưng bày với 2 phiên bản chính là Kh-59 ME và Kh-59M2E nhằm mục đích có thể tiêu diệt dải mục tiêu rộng hơn trên mặt đất và trên mặt biển trong mọi điều kiện thời gian hoặc bị giới hạn về tầm nhìn.

Theo giới thiệu từ nhà sản xuất, tên lửa Kh-59M2E nặng hơn tên lửa Kh-59ME và được trang bị hệ thống dẫn đường truyền tín hiệu từ tên lửa về máy bay với đầu dẫn đạn lắp camera có độ nhạy cao.

Theo giới thiệu từ nhà sản xuất, tên lửa Kh-59M2E nặng hơn tên lửa Kh-59ME và được trang bị hệ thống dẫn đường truyền tín hiệu từ tên lửa về máy bay với đầu dẫn đạn lắp camera có độ nhạy cao.

Tập đoàn Raduga còn giới thiệu mẫu nâng cấp sâu tên lủa Kh-59M tăng tầm bắn lên đến 285 km.

Tập đoàn Raduga còn giới thiệu mẫu nâng cấp sâu tên lủa Kh-59M tăng tầm bắn lên đến 285 km.

Phiên bản tên lửa chống tàu Kh-59MK lắp đầu tự dẫn bằng radar ARGS-59E và tên lửa đa nhiệm Kh-59MK2.

Phiên bản tên lửa chống tàu Kh-59MK lắp đầu tự dẫn bằng radar ARGS-59E và tên lửa đa nhiệm Kh-59MK2.

Tên lửa Kh-59M được thiết kế theo mô hình khí động học không cánh đuôi, với 4 cánh bay hình chữ thập và bộ phận cánh điều khiển, cánh ổn định đường bay ở mũi tên lửa.

Tên lửa Kh-59M được thiết kế theo mô hình khí động học không cánh đuôi, với 4 cánh bay hình chữ thập và bộ phận cánh điều khiển, cánh ổn định đường bay ở mũi tên lửa.

Để tăng cao khả năng sống còn của đạn, phần thân tên lửa phía bên trong được chia thành nhiều khoang. Các cơ quan điều khiển là hệ thống cánh lái khí động học.

Để tăng cao khả năng sống còn của đạn, phần thân tên lửa phía bên trong được chia thành nhiều khoang. Các cơ quan điều khiển là hệ thống cánh lái khí động học.

Mặc dù tích hợp động cơ RDK-300 nhưng phía cuối của tên lửa vẫn giữ lại động cơ đẩy phản lực nhiên liệu rắn, cho phép Kh-59M được phóng đi với tốc độ cao và động cơ đẩy duy trì được tốc độ hành trình và tầm bay xa.

Mặc dù tích hợp động cơ RDK-300 nhưng phía cuối của tên lửa vẫn giữ lại động cơ đẩy phản lực nhiên liệu rắn, cho phép Kh-59M được phóng đi với tốc độ cao và động cơ đẩy duy trì được tốc độ hành trình và tầm bay xa.

Sau khi tên lửa được phóng đi, nắp bảo vệ của động cơ turbine phản lực sẽ bật ra, lúc này động cơ RDK-300 sẽ khởi động và tên lửa bay theo lực đẩy động cơ.

Sau khi tên lửa được phóng đi, nắp bảo vệ của động cơ turbine phản lực sẽ bật ra, lúc này động cơ RDK-300 sẽ khởi động và tên lửa bay theo lực đẩy động cơ.

Tầm xa của đường truyền tín hiệu điều khiển tên lửa là 140 km, cho phép tiến hành phóng hiệu quả từ khoảng cách là 120 km.

Tầm xa của đường truyền tín hiệu điều khiển tên lửa là 140 km, cho phép tiến hành phóng hiệu quả từ khoảng cách là 120 km.

Tên lửa Kh-59M có thế phóng từ độ cao chỉ khoảng 100 m và có thể bay bám địa hình đến mục tiêu từ 50 m đến 1.000 m.

Tên lửa Kh-59M có thế phóng từ độ cao chỉ khoảng 100 m và có thể bay bám địa hình đến mục tiêu từ 50 m đến 1.000 m.

Tên lửa Kh-59M sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và radar đo độ cao.

Tên lửa Kh-59M sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và radar đo độ cao.

Độ chính xác của tên lửa Kh-59M trên tầm bắn hiệu quả cho sai lệch trong bán kính từ 2 - 3 m.

Độ chính xác của tên lửa Kh-59M trên tầm bắn hiệu quả cho sai lệch trong bán kính từ 2 - 3 m.

Để lắp đặt lên máy bay, loại đạn này sử dụng giá treo chuyên dụng AKU-58-1, mỗi máy bay chiến đấu mang theo được 2 quả tên lửa loại này.

Để lắp đặt lên máy bay, loại đạn này sử dụng giá treo chuyên dụng AKU-58-1, mỗi máy bay chiến đấu mang theo được 2 quả tên lửa loại này.

Kh-59M có thể trang bị một số loại đầu đạn như loại xuyên giáp khối lượng 320 kg, hoặc đầu đạn loại casset nặng 280 kg với những thành phần gây sát thương như mảnh vụn và hiệu ứng nổ lõm.

Kh-59M có thể trang bị một số loại đầu đạn như loại xuyên giáp khối lượng 320 kg, hoặc đầu đạn loại casset nặng 280 kg với những thành phần gây sát thương như mảnh vụn và hiệu ứng nổ lõm.

Đây được coi là một trong số những loại tên lửa không đối đất nguy hiệm của Nga đang thể hiện hiệu quả tác chiến tại Ukaine.

Đây được coi là một trong số những loại tên lửa không đối đất nguy hiệm của Nga đang thể hiện hiệu quả tác chiến tại Ukaine.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/can-canh-ten-lua-kh-59m-nga-pha-huy-muc-tieu-chien-luoc-tai-ukraine-post511432.antd