Cận cảnh trực thăng đưa bệnh nhân từ Trường Sa về TP.HCM

Ba bệnh nhân gặp tai nạn lao động nghiêm trọng, được cấp cứu và xử trí ban đầu tại Bệnh xá đảo Trường Sa, sau đó vận chuyển về Bệnh viện Quân y 175 điều trị.

 Chiều 6/8, trực thăng EC-225 mang số hiệu 8619 của Binh đoàn 18 hạ cánh tại sân đỗ trên nóc tòa nhà Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), đưa 3 bệnh nhân gặp chấn thương nghiêm trọng về điều trị. Đây là lần đầu tiên trực thăng cùng lúc vận chuyển 3 người bệnh từ huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa, về TP.HCM.

Chiều 6/8, trực thăng EC-225 mang số hiệu 8619 của Binh đoàn 18 hạ cánh tại sân đỗ trên nóc tòa nhà Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), đưa 3 bệnh nhân gặp chấn thương nghiêm trọng về điều trị. Đây là lần đầu tiên trực thăng cùng lúc vận chuyển 3 người bệnh từ huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa, về TP.HCM.

 Bệnh nhân đầu tiên là ông N.V.Q. (53 tuổi), ngư dân tàu BĐ 97434. Trước đó, ông Q. đang đánh bắt cá ở gần đảo Tiên Nữ thì ròng rọc giữ lưới bất ngờ bung ra, văng trúng cẳng chân. Ông được đưa vào điều trị tại Bệnh xá đảo Trường Sa.

Bệnh nhân đầu tiên là ông N.V.Q. (53 tuổi), ngư dân tàu BĐ 97434. Trước đó, ông Q. đang đánh bắt cá ở gần đảo Tiên Nữ thì ròng rọc giữ lưới bất ngờ bung ra, văng trúng cẳng chân. Ông được đưa vào điều trị tại Bệnh xá đảo Trường Sa.

 Tại Bệnh xá đảo Trường Sa, ông Q. được chẩn đoán gãy hở độ 1. Đối với 1/3 xương chày bên phải có nguy cơ nhiễm khuẩn, các bác sĩ đã sơ cứu vết thương và cố định bằng nẹp, chờ đưa về đất liền tiếp tục điều trị.

Tại Bệnh xá đảo Trường Sa, ông Q. được chẩn đoán gãy hở độ 1. Đối với 1/3 xương chày bên phải có nguy cơ nhiễm khuẩn, các bác sĩ đã sơ cứu vết thương và cố định bằng nẹp, chờ đưa về đất liền tiếp tục điều trị.

 Gặp tai nạn cùng lúc với ông Q. là anh M.A.T. (30 tuổi). Anh T. bị chấn thương vùng đầu nghiêm trọng, vết thương sọ não mất tổ chức da, cân cơ, màng cứng và tổ chức não vùng thái dương sau bên phải; vỡ xương trán phải.

Gặp tai nạn cùng lúc với ông Q. là anh M.A.T. (30 tuổi). Anh T. bị chấn thương vùng đầu nghiêm trọng, vết thương sọ não mất tổ chức da, cân cơ, màng cứng và tổ chức não vùng thái dương sau bên phải; vỡ xương trán phải.

 Bệnh nhân còn lại là K.T.B. (37 tuổi), công nhân Công ty Tân Cảng, gặp nạn ngày 2/8. Anh B. được đưa vào cấp cứu tại Bệnh xá đảo Trường Sa trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc được, đau mạn sườn thắt lưng bên phải, tiểu máu nhạt dần, nghi chấn thương thận.

Bệnh nhân còn lại là K.T.B. (37 tuổi), công nhân Công ty Tân Cảng, gặp nạn ngày 2/8. Anh B. được đưa vào cấp cứu tại Bệnh xá đảo Trường Sa trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc được, đau mạn sườn thắt lưng bên phải, tiểu máu nhạt dần, nghi chấn thương thận.

 Qua hội chẩn cùng Bệnh viện Quân y 175, các bác sĩ xác định các bệnh nhân bị chấn thương nặng, có chỉ định vận chuyển về đất liền điều trị sớm nhất có thể bằng trực thăng.

Qua hội chẩn cùng Bệnh viện Quân y 175, các bác sĩ xác định các bệnh nhân bị chấn thương nặng, có chỉ định vận chuyển về đất liền điều trị sớm nhất có thể bằng trực thăng.

 Mặc dù không gian trên trực thăng không đủ rộng, suốt quá trình bay, ba bệnh nhân luôn được theo dõi sát sao các chỉ số sinh hiệu và từng cử động nhỏ.

Mặc dù không gian trên trực thăng không đủ rộng, suốt quá trình bay, ba bệnh nhân luôn được theo dõi sát sao các chỉ số sinh hiệu và từng cử động nhỏ.

 Sau 4 giờ di chuyển, trực thăng hạ cánh trên nóc tòa nhà Viện Chấn thương chỉnh hình. Lúc này, cáng cứu thương chuyên dụng sẵn sàng chờ và đưa các bệnh nhân từ sân đỗ trực thăng xuống khoa Cấp cứu.

Sau 4 giờ di chuyển, trực thăng hạ cánh trên nóc tòa nhà Viện Chấn thương chỉnh hình. Lúc này, cáng cứu thương chuyên dụng sẵn sàng chờ và đưa các bệnh nhân từ sân đỗ trực thăng xuống khoa Cấp cứu.

 Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân tiếp tục kiểm tra các tổn thương, tiến hành hội chẩn và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân tiếp tục kiểm tra các tổn thương, tiến hành hội chẩn và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

 Theo đại úy Nguyễn Cảnh Chung, Tổ trưởng Tổ cấp cứu đường không, điều khó khăn nhất đối của lần vận chuyển này là người bệnh chấn thương sọ não nặng, yêu cầu phải bay thấp trong thời tiết xấu, biến động. Không gian chật hẹp cũng là yếu tố gây khó trong quá trình theo dõi và xử trí trên máy bay. Trong suốt chuyến bay, tổ cấp cứu đường không phải luôn phối hợp chặt chẽ cùng tổ bay để đảm bảo vận chuyển bệnh nhân về đất liền an toàn.

Theo đại úy Nguyễn Cảnh Chung, Tổ trưởng Tổ cấp cứu đường không, điều khó khăn nhất đối của lần vận chuyển này là người bệnh chấn thương sọ não nặng, yêu cầu phải bay thấp trong thời tiết xấu, biến động. Không gian chật hẹp cũng là yếu tố gây khó trong quá trình theo dõi và xử trí trên máy bay. Trong suốt chuyến bay, tổ cấp cứu đường không phải luôn phối hợp chặt chẽ cùng tổ bay để đảm bảo vận chuyển bệnh nhân về đất liền an toàn.

Linh Thùy - Chính Trần

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/can-canh-truc-thang-dua-benh-nhan-tu-truong-sa-ve-tphcm-post1490494.html