Cận cảnh tượng đài 'Con tàu tập kết ra Bắc'

Tượng đài 'Con tàu tập kết ra Bắc' tại phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang dần hoàn thiện sau 2 năm thi công...

Những ngày cuối tháng 8, tại dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc".

Theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, đây là khu vực dự kiến diễn ra các chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc, được tổ chức tối 1/9 tới đây.

Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc được xây dựng ven bờ sông Mã thuộc phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn.

Dự án thực hiện trên quy mô hơn 40.000 m2, khởi công cuối tháng 8/2022 do UBND thành phố Sầm Sơn làm chủ đầu tư. Công trình có tổng vốn gần 255 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ 76 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách thành phố Sầm Sơn và các nguồn huy động xã hội hóa.

Khu lưu niệm được chia làm ba phân khu, trong đó khu A rộng khoảng 13.600 m2 được coi là trung tâm với tượng đài hình con tàu và bức phù điêu lớn hình cánh cung.

Tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" thuộc phân khu A của dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.

Tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" thuộc phân khu A của dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.

Theo thiết kế, con tàu được làm bằng chất liệu bê tông cốt thép, có bức phù điêu hình cánh cung được làm bằng đá khối granite. Ngoài ra, còn có kè chắn bảo vệ tượng đài và các hạng mục phụ trợ.

Theo thiết kế, con tàu được làm bằng chất liệu bê tông cốt thép, có bức phù điêu hình cánh cung được làm bằng đá khối granite. Ngoài ra, còn có kè chắn bảo vệ tượng đài và các hạng mục phụ trợ.

Tượng đài con tàu tập kết ra Bắc được làm bằng bêtông cốt thép, có diện tích khoảng 3.200 m2. Điểm cao nhất là mũi tàu cao 12 m, tương đương căn nhà ba tầng. Đứng ở vị trí này có thể bao quát quang cảnh cảng Hới và một phần trung tâm thành Sầm Sơn, phía sau là hạ nguồn con sông Mã đổ ra biển.

Tượng đài con tàu tập kết ra Bắc được làm bằng bêtông cốt thép, có diện tích khoảng 3.200 m2. Điểm cao nhất là mũi tàu cao 12 m, tương đương căn nhà ba tầng. Đứng ở vị trí này có thể bao quát quang cảnh cảng Hới và một phần trung tâm thành Sầm Sơn, phía sau là hạ nguồn con sông Mã đổ ra biển.

Những bức phù điêu tái hiện cảnh đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc trong hạng mục tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" cơ bản đã hoàn thiện

Những bức phù điêu tái hiện cảnh đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc trong hạng mục tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" cơ bản đã hoàn thiện

Hai bên mạn tàu và trước mũi tàu trang trí các bức tượng, phù điêu lớn bằng chất liệu đá granite màu trắng từ tỉnh Bình Định.

Hai bên mạn tàu và trước mũi tàu trang trí các bức tượng, phù điêu lớn bằng chất liệu đá granite màu trắng từ tỉnh Bình Định.

Phía ngoài khuôn viên tượng đài được thiết kế cầu cảng, sân vui chơi ngắm cảnh.

Phía ngoài khuôn viên tượng đài được thiết kế cầu cảng, sân vui chơi ngắm cảnh.

Sau Hiệp định Genever 1954, Thanh Hóa đã đón tiếp hàng trăm nghìn cán bộ miền Nam, bộ đội, học sinh, sinh viên, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Trong 7 đợt (từ 15/10/1954 đến 1/5/1955), tỉnh đã đón 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh, sinh viên và 1.443 gia đình ra tập kết.

Nguyễn Thuấn

Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/can-canh-tuong-dai-con-tau-tap-ket-ra-bac.htm