Cần cơ chế kích hoạt cho đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm
Lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức danh do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn là một hình thức giám sát quan trọng việc thực thi quyền hạn, trách nhiệm, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước. Do đó, cần tạo cơ sở pháp lý cao hơn, ổn định hơn cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm. Đây là nội dung được đại biểu đề cập trong hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND được Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức sáng nay tại Hòa Bình.
Tiến sĩ Lê Minh Thông nhận định Quốc hội phải giữ vai trò lớn trong kiểm soát quyền lực. Điều 13 - Luật Tổ chức Quốc hội quy định 4 trường hợp Quốc hội bỏ biếu tín nhiệm. Tuy nhiên, đến nay luật vẫn chưa quy định quy trình, thủ tục đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nếu có ít nhất 20% tổng số ĐBQH không tín nhiệm.
Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng thẩm quyền, phạm vi giám sát giữa Quốc hội và HĐND địa phương trong việc tuân thủ, thi hành pháp luật cần được phân định rõ ràng. Tránh tình trạng trùng lặp đối tượng giám sát cũng như tổ chức nhiều cuộc giám sát ở nhiều cấp độ nhưng kết quả, hiệu quả hạn chế/.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!