Cần định vị rõ vai trò, tư tưởng của Phật giáo trong các hội nghị liên tôn giáo
Đạo đức tình yêu và sự tự cống hiến, sự đánh bại chiến tranh và bạo lực bằng hòa bình, biểu tượng và chủ nghĩa tượng trưng cộng hưởng lẫn nhau là một số nền tảng vững chắc hơn trong cuộc đối thoại liên tôn.
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: 佛門網有限公司
Năm Giáp Thìn (2024), Dòng Cát Minh Chân Trần (OCD) thuộc Công giáo La Mã và Trung tâm Nghiên cứu Thánh Teresian - Trung tâm quốc tế Teresiano-Sanjuanista (Centro Internacional Teresiano-Sanjuanista, CITeS) tại Ávila, Tây Ban Nha, hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Phật học (the Center of Buddhist Studies-CBS) tại Đại học Hồng Kông (The University of Hong Kong-HKU) tại Castellan và quỹ Fundacíon Dharma-Gaia, đồng tổ chức “Cuộc Gặp Gỡ Thế Giới Lần Thứ Ba Về Chủ Nghĩa Thần Bí Thánh Teresian và Đối thoại Liên tôn giáo. Phật Giáo Tây Tạng và Dòng Linh Đạo Carmelite: Định Hướng Trực Quan Hóa, Chiêm Nghiệm và Phân Biệt Sự Thiêng Liêng.
Hội nghị Liên tôn giáo tổ chức tại thành phố Ávila, từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 7 năm 2024. Sự kiện sẽ được tổ chức bằng cả hai hình thức là trực tiếp và trực tuyến.
Hội nghị kết thúc với một mối quan hệ hữu nghị hoàn hảo và những cam kết mới về các tương tác tiếp theo giữa Dòng Cát Minh Chân Trần (OCD) thuộc Công giáo La Mã và Trung tâm Nghiên cứu Phật học (the Center of Buddhist Studies-CBS) tại Đại học Hồng Kông (The University of Hong Kong-HKU).
Phải thừa nhận rằng, không có chuyên gia Liên tôn nào tại Trung tâm Nghiên cứu Phật học (CBS), có một phân ngành hoàn chỉnh về thần học tôn giáo và tôn giáo học so sánh (môn học mới mẻ, không những ở Trung Quốc, mà ở cả các nước phương Tây) từ lâu đã bị chi phối bởi những danh xưng Cơ đốc giáo hoặc phương Tây như Francis Clooney SJ, Diana L. Eck và nhiều người khác.
“Thần học tôn giáo” không có nghĩa là thần học của một tôn giáo cụ thể, mà đúng hơn là biểu thị việc khám phá ý nghĩa thần học về sự tồn tại của rất nhiều tôn giáo.
Một nỗ lực nhằm phát triển một loại dự án nào đó về “Thần học Phật giáo” (Buddhist theology) đã được José Ignacio Cabezón tiên phong vào đầu những năm 2000, với những lời gièm pha trong giới Phật giáo dường như gắn liền với “hình thức” của từ “Thần học” hơn là ý nghĩa cực kỳ phù hợp của nó - phát biểu rõ ràng về đức tin cho nhu cầu của thời đại chúng ta.
Sẽ có sự hữu ích nếu cố gắng quay trở lại tư duy về vị trí của Phật giáo trong một thế giới gồm những lời dạy quý báu của đức Phật như con đường dẫn đến giác ngộ của cá nhân hay những giáo lý của các tôn giáo khác (Dharmic religions) và tràn ngập những biểu hiện của Abrahamic (Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập).
Thử thách lớn nhất của những Hội nghị Liên tôn như thế này, không chỉ thiết lập thiện chí chung - đối thoại thay vì cải cách -mà mọi người đều mong muốn.
Thật dễ dàng và mong muốn trở thành bạn đạo với nhau, nhưng về mặt trí tuệ, thần học, và đôi khi là cảm xúc, việc thiết lập sự hợp tác lâu dài trong đó các nguyên tắc chung về việc giao lưu trao đổi triết lý giữa các tôn giáo hoặc mục đích cuối cùng là mối quan hệ hợp tác bền lâu.
Siêu hình học (Metaphysics) nổi tiếng là khó xây dựng, trong khi chính định hướng của Kitô giáo như một đức tin hữu thần và Phật giáo như một truyền thống phi hữu thần, đã trình bày một điểm khởi đầu hấp dẫn nhưng đầy thách thức, may mắn thay, trong quá khứ đã không ngăn cản những người Công giáo La Mã tổ chức các hội thảo Liên tôn.
Đạo đức tình yêu và sự tự cống hiến, sự đánh bại chiến tranh và bạo lực bằng hòa bình, biểu tượng và chủ nghĩa tượng trưng cộng hưởng lẫn nhau là một số nền tảng vững chắc hơn trong cuộc đối thoại Liên tôn. Tôn giáo học so sánh (comparative religion) có thể được coi là một phân ngành cụ thể hơn của thần học tôn giáo, nhằm đi sâu vào nội dung các văn bản của chúng, vận hành một văn bản từ hai truyền thống nhất định song song với nhau nhằm cố gắng thu thập ý nghĩa không chỉ từ các triết lý tâm linh chung, mà còn từ chính trải nghiệm so sánh các văn bản.
Điều này tự nó làm cho những cuộc giao lưu đối thoại liên tôn mang tính giáo dục và do đó trở thành một hoạt động đáng giá trên con đường tự hiểu mình và hiểu người khác.
Trên thực tế, điều này còn có ý nghĩa gì? Đối với cá nhân mỗi người, điều quan trọng là các phật tử phải tìm cách nào đó để đón tiếp những Đạo hữu Dòng Cát Minh của chúng ta ở Hồng Kông; Hồng Kông là một trong ‘4 con rồng kinh tế châu Á’ (cùng với Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore), và được phân loại là một thành phố toàn cầu hạng Alpha+ (α+) - cho thấy mức độ ảnh hưởng rất lớn của thành phố đối với nền kinh tế toàn cầu.
Hồng Kông, một thành phố nhộn nhịp rất khác so với Ávila: một vùng đất quốc tế châu Á với đường chân trời được xác định bởi sự hiện đại, trái ngược với những bức tường thời trung cổ của Ávila được xây dựng giữa thế kỷ 11 và 14.
Một số sự hợp nhất của các truyền thống học thuật, một sự hợp nhất mà Trung tâm Nghiên cứu Phật học (CBS) tại Đại học Hồng Kông (HKU), thậm chí có thể dẫn đầu ở Châu Á.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành trung tâm kinh tế của thế giới, và là một khu vực địa chính trị ngày càng quan trọng, bao trùm tất cả các châu lục. Nhưng tôn giáo mang tính quốc tế, nhưng tôn giáo quốc tế nhất trong lịch sử và toàn cầu nhất, đạo Phật, với tư cách là những người triệu tập liên tôn có rất ít cơ hội để đón tiếp các tôn giáo bạn như Thiên Chúa giáo, Do thái giáo và Hồi giáo.
Giới Phật giáo cần được trao và nắm bắt các cơ hội để lên kế hoạch thời gian biểu, cân bằng các diễn giả và quan trọng nhất là vượt ngoài thiện chí.
Hiện nay, nhiều cuộc hội thảo Liên tôn có vẻ hơi hời hợt, một hội chúng ưa thích chỉ đơn giản là đồng ý hoặc không đồng ý. Điều này đã xảy ra, đặc biệt là trong nhưng năm gần đây, do sự thận trọng mới về việc rơi vào cái bẫy của “Thuyết trường tồn bạo ngược” (tyrannical Perennialism), thực sự trong đó nỗ lực tìm kiếm điểm chung cuối cùng lại coi tất cả các hệ thống đều giống nhau. Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng tại sao những ý tưởng lâu đời vẫn hấp dẫn từ đầu? Và tại sao tất cả những cuộc gặp gỡ giữa các tôn giáo đều kết thúc bằng một cách diễn ngôn nào đó lặp lại Thuyết trường tồn, ví dụ như “điểm tương đồng” (shared ground) của kinh nghiệm và liệu “mục đích cuối cùng” của nhau có giống nhau không?
Có thể, trong thâm tâm, các học giả và hành giả những tôn giáo đều đồng ý rằng bất kể hoạt động liên tôn có ấm lòng hay bổ ích về mặt trí tuệ đến đâu, một số điểm tương đồng, bất kể nó như thế nào, vẫn là mục tiêu khó nắm bắt nhưng cốt lõi nhất hoàn thành lời kêu gọi của thần học so sánh. Điều này giống như sự tích cực liên quan đến hoặc liên quan đến các tôn giáo khác nhau, nhưng đồng thời là động lực chính để xây dựng tình bạn học thuật và liên tôn giáo như thế.
Chỉ thừa nhận những khác biệt không thể giải quyết sẽ không đủ nhiên liệu cho cuộc đối thoại và hợp tác hơn nữa.
Trong quan hệ đối tác và kết nhân duyên, đây sẽ là cơ sở cho sự chia ly và nhân duyên tan vỡ. “Chén Thánh” (Holy Grail) trải nghiệm chung và sự gặp gỡ giữa các văn bản với tư cách là những thực thể sống động của sự tôn thờ và hiểu biết sâu sắc phải là hoài bão của chúng ta.
Kể từ năm 2017, chưa từng bao giờ có cơ hội nào tốt hơn, tổ chức Hội thảo đầu tiên với sự hợp tác của Trung tâm Nghiên cứu Thánh Teresian - Trung tâm quốc tế Teresiano-Sanjuanista (Centro Internacional Teresiano-Sanjuanista, CITeS) và Trung tâm Nghiên cứu Phật học (CBS) tại Đại học Hồng Kông (HKU), để phát triển một lộ trình như thế cho sự hợp tác giữa Phật giáo với các tôn giáo khác.
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: 佛門網有限公司