Cần giải pháp giải quyết việc làm, an sinh xã hội sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Chiều 21/5, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự họp Tổ 17 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang, Nam Định, Quảng Ngãi và Cà Mau.

Toàn cảnh buổi họp Tổ 17

Toàn cảnh buổi họp Tổ 17

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự họp Tổ 17

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự họp Tổ 17

Phát biểu tại Tổ về Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025, các đại biểu đánh giá kinh tế - xã hội nước ta năm 2024 phục hồi tích cực, đạt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu. Những tháng đầu năm 2025, kinh tế vĩ mô ổn định, chính trị ổn định; độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; an ninh, trật tự xã hội được bảo đảm; Công tác đối ngoại chủ động, toàn diện, hiệu quả, mở rộng không gian phát triển và nâng cao vị thế đất nước.

Đại biểu Vũ Trọng Kim - Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định phát biểu

Đại biểu Vũ Trọng Kim - Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định phát biểu

Theo đại biểu Vũ Trọng Kim, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định, hoạt động ngoại giao cây tre Việt Nam vừa mềm dẻo, uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, cho thấy tầm nhìn chiến lược, sách lược của đất nước. Đại biểu Vũ Trọng Kim đồng tình cao với “bộ tứ Nghị quyết trụ cột” mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, tạo cơ sở, niềm tin vững chắc, tạo thế và lực cho phát triển đất nước trong thời gian tới.

Cần các giải pháp căn cơ thúc đẩy giải ngân đầu tư công

Đại biểu Âu Thị Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang phát biểu

Đại biểu Âu Thị Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang phát biểu

Theo đại biểu Âu Thị Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang, giải ngân vốn đầu tư công là một trong những giải pháp ưu tiên quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng. Vấn đề mà đại biểu còn băn khoăn là chỉ tiêu tăng trưởng trong năm 2025 đặt ra là trên 8% nhưng kết quả giải ngân đầu tư công đến nay vẫn rất thấp (trong 4 tháng đầu năm 2025 chưa đạt 16%). Bên cạnh đó, tỷ lệ dự toán chưa phân bổ vẫn lớn. Từ nay đến cuối năm, việc phân bổ nguồn lực này sẽ tạo áp lực rất lớn cho giải ngân đối với các địa phương. Việc sắp xếp, tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định. “Về tên các dự án, thay đổi địa giới hành chính sẽ có những thay đổi. Tôi nghĩ rằng trong quá trình thanh quyết toán sẽ có những vướng mắc nhất định, ảnh hưởng đến giải ngân đầu tư công. Do vậy, đề nghị Chính phủ cũng phải có các giải pháp thật căn cơ để chúng ta thực hiện được mục tiêu tăng trưởng”, đại biểu Âu Thị Mai đề nghị.

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phát biểu

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phát biểu

Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Quốc Hận cũng cho rằng, sắp tới chúng ta sẽ tiến hành bỏ cấp huyện, sáp nhập các tỉnh, việc giải ngân đầu tư công dự kiến cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đại biểu cho rằng, nếu không có giải pháp quyết liệt, khéo léo thì giải ngân đầu tư công tiếp tục là một điểm nghẽn trong thúc đẩy tăng trưởng. “Đề nghị Chính phủ cần có các giải pháp hữu hiệu để làm sao khi sáp nhập đơn vị hành chính thì các dự án này được triển khai thực hiện cho gọn, nhanh, không bị vướng mắc”, đại biểu Nguyễn Quốc Hận nêu rõ.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Quốc Hận cũng cho rằng, một vấn đề nữa mà Chính phủ cần quan tâm là giải quyết việc làm, an sinh xã hội. Theo đại biểu, trong năm 2025, một số lượng khá đông cán bộ công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc do sắp xếp, tổ chức bộ máy. Một số lượng trong đó trước đây vẫn “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, hàng tháng nhận lương Nhà nước, sau khi nghỉ việc dù còn tuổi lao động cũng sẽ khó thích ứng với thị trường lao động bên ngoài. “Do đó làm sao cần tính toán hợp lý để tạo ra việc làm, thu hút lực lượng này tiếp tục làm ra của cải cho xã hội cũng như tạo điều kiện cho cuộc sống của từng cá nhân”, đại biểu Nguyễn Quốc Hận mong muốn.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị cần sớm ban hành các chính sách ứng phó với nguy cơ thất nghiệp do tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số cũng như do việc sắp xếp bộ máy; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động chịu tác động. Trích dẫn số liệu từ báo cáo của Ủy ban Văn hóa và Xã hội, cả nước còn khoảng 1,35 triệu thanh niên từ 15-24 tuổi không có việc làm, không học tập hay tham gia đào tạo, đại biểu Nguyễn Quốc Hận còn cho rằng, bên cạnh đó còn số lượng người đang đi học, như sinh viên tới đây ra trường sẽ khó khăn trong tìm việc ở các cơ quan Nhà nước vốn đang dư thừa, chọn lọc, tinh giản. Do đó, cũng cần tính toán để giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho đối tượng này; có các cơ chế, điều kiện để các khu vực khác như kinh tế tư nhân phát triển, thu hút nguồn lao động này.

Các đại biểu Quốc hội tham dự họp Tổ 17

Các đại biểu Quốc hội tham dự họp Tổ 17

Nêu quan điểm về vấn đề này, đại biểu Vũ Trọng Kim, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định cho rằng, bên cạnh những người trong diện tinh giản biên chế, những người được sắp lại công việc mới, chịu tác động về việc làm cũng bị ảnh hưởng vì liên quan đến cuộc sống, chi phí học hành cho con cái…

Tình trạng lừa đảo, hàng giả diễn biến phức tạp

Cũng theo các đại biểu Quốc hội, tình trạng lừa đảo trên không gian mạng thời gian gần đây diễn biến phức tạp, khiến nhiều người dân bị lừa. Trong nhiều nguyên nhân thì có nguyên nhân là do không quản lý hiệu quả số điện thoại không chính chủ. Tới đây cần quan tâm, có giải pháp để hạn chế thấp nhất tình lừa đảo, tránh thiệt hại cho người dân. Về vấn đề này, đại biểu Ma Thị Thúy, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang cho rằng, tội phạm công nghệ cao, lừa đảo qua mạng, an ninh mạng vẫn còn nhiều trong thời gian qua. “Đề nghị có các cơ chế chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài về công nghệ số; chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, quản lý để nhân dân cảnh giác với lừa đảo qua mạng xã hội”, đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị.

Bà Ma Thị Thúy, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang phát biểu

Bà Ma Thị Thúy, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang phát biểu

Cũng theo đại biểu Ma Thị Thúy, tình trạng hàng giả, thuốc chữa bệnh giả, sữa giả thời gian qua đã được các cơ quan chức năng phát hiện qua nhiều vụ việc, đặt ra dấu hỏi về lỗ hổng trong công tác quản lý thị trường, giám sát an toàn thực phẩm. “Trách nhiệm của các đơn vị gác cửa trong lĩnh vực này như thế nào? Đề nghị cần có đánh giá kỹ. Các cơ quan chức năng ở địa phương giám sát thế nào, các cơ quan chuyên ngành kiểm tra, giám sát ra sao? Cần có chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng rà soát tổng thể về các mặt hàng còn chồng chéo về chức năng quản lý nhà nước, chức năng cấp phép”, đại biểu Ma Thị Thúy kiến nghị.

Một số hình ảnh họp Tổ 17:

Bà Hà Thị Nga, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang điều hành họp Tổ 17

Bà Hà Thị Nga, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang điều hành họp Tổ 17

Đại biểu Trần Thị Hồng An - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi phát biểu

Đại biểu Trần Thị Hồng An - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi phát biểu

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phát biểu

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phát biểu

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng - Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định phát biểu

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng - Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định phát biểu

Đại biểu Lò Thị Việt Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang phát biểu

Đại biểu Lò Thị Việt Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang phát biểu

Các đại biểu Quốc hội tham dự họp Tổ 17

Các đại biểu Quốc hội tham dự họp Tổ 17

Quang cảnh họp Tổ 17

Quang cảnh họp Tổ 17

Khắc Phục - Nghĩa Đức

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=94228