Cần quản lý dữ liệu cây xanh bằng công nghệ

Hà Nội hiện có hơn 8 nghìn cây cổ thụ, cây nguy hiểm, có tuổi thọ 50 năm. Rất nhiều cây trong số này có độ cao trên 30m, nằm ở những công viên lớn. Việc áp dụng công nghệ và cơ sở dữ liệu cho cây là điều cần làm.

Một số cây đã bắt đầu già cỗi, có khả năng gây nguy hiểm. Việc rà soát sâu bệnh ở những cây cao trên 30 m gặp rất nhiều khó khăn khi hầu hết công tác kiểm tra đều bằng mắt thường và dựa vào kinh nghiệm.

Một cây xà cừ nằm ở ngay lối đi lại của Công viên Bách thảo, có độ tuổi hơn 60 năm. Chiều cao của nó vào khoảng 35m. Để chăm sóc, phát hiện tình trạng sâu bệnh, chỉ có thể bằng cách thủ công là kiểm tra bằng mắt thường.

Ông Ngô Vinh (Vườn Bách Thảo Hà Nội) cho biết: “Công viên Bách Thảo là một công viên lâu đời, vì vậy, có những cây tuổi thọ đã trên 100 năm. Đối với cây, khi đến một độ tuổi nhất định có thể bị sâu bệnh. Chúng tôi cũng có một đội cán bộ thường xuyên kiểm tra, khảo sát ở khu vực gốc và tầng thấp”.

Việc chăm sóc, phát hiện tình trạng sâu bệnh hiện nay chỉ bằng cách thủ công.

Việc chăm sóc, phát hiện tình trạng sâu bệnh hiện nay chỉ bằng cách thủ công.

Là công viên cây xanh lớn nhất và lâu đời nhất Hà Nội, Bách Thảo hiện có 280 cây cổ thụ có độ tuổi từ 50 đến trên 100 năm. Trong số này, 30 cây có chiều cao trên 30 m.

Công tác chăm sóc, quản lý cây cổ thụ cao trên 30m tại đây vẫn theo cách thủ công. Vì thế gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện sâu bệnh.

Bách Thảo hiện có 280 cây cổ thụ, có độ tuổi từ 50 đến trên 100 năm.

Bách Thảo hiện có 280 cây cổ thụ, có độ tuổi từ 50 đến trên 100 năm.

Chị Nguyễn Thị Thùy, phụ trách quản lý duy tu, duy trì Vườn Bách Thảo Hà Nội, cho hay: “Các biện pháp cơ giới hiện tại như xe nâng thì cũng không với tới được những cây đó. Mình chỉ nhìn bằng mắt thường và bằng kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật thôi. Như vậy rất khó khăn để phát hiện sâu mục, đặc biệt là sâu mục từ bên trong thân, hoặc những bệnh từ trên lá. Mong muốn được cấp máy móc hiện đại hơn”.

Hà Nội hiện có hơn 8.000 cây cổ thụ nguy hiểm. Công tác kiểm tra diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc quản lý cây cổ thụ nguy hiểm, nếu chỉ dựa vào phương pháp thủ công, là không đủ đảm bảo. Việc áp dụng công nghệ và cơ sở dữ liệu cho cây là điều cần làm.

Việc quản lý dữ liệu cây vẫn đang bằng hồ sơ giấy.

Việc quản lý dữ liệu cây vẫn đang bằng hồ sơ giấy.

PGS. TS. Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, cho biết: “Nhiều nơi trên thế giới người ta quản lý cây xanh bằng hệ thống thông tin địa lý qua ứng dụng GIS, qua đó người ta biết vị trí cây xanh, tên là gì, bao nhiêu năm”.

Sở Xây dựng cho biết việc quản lý dữ liệu cây vẫn đang bằng hồ sơ giấy. Hiện, Sở đang xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho cây xanh toàn thành phố. Hệ thống này dự kiến vận hành vào tháng 11 năm nay.

Sự việc cây cao gãy đổ tại Công viên Tao Đàn (TP.HCM) vừa qua không phải lần đầu. Rủi ro từ trên trời rơi xuống vẫn tiềm ẩn bởi với những cây cao, cây to, mắt thường không thể phát hiện được những gì đang xảy ra bên trong thân của chúng.

Lệ Cẩm

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/can-quan-ly-du-lieu-cay-xanh-bang-cong-nghe-260931.htm