Sau năm 2025, không được sử dụng túi nilon trong trung tâm thương mại, khách sạn, khu du lịch

Sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy là tác nhân gây ra ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật.

Sau năm 2025, Việt Nam chính thức nói không với túi nilon khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói và sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong trung tâm thương mại, khách sạn, khu du lịch.

Như vậy, từ sau ngày 31/12/2030 (có thể nói gọn là từ năm 2031) sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam).

Sau năm 2025, không được sử dụng túi nilon trong trung tâm thương mại, khách sạn, khu du lịch

Theo quy định tại Điều 64, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa được quy định như sau:

Từ ngày 01/01/2026, không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50 cm x 50 cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 µm, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu hoặc sản xuất, nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý

Giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

Sau ngày 31/12/2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.

UBND cấp tỉnh ban hành quy định và tổ chức triển khai hoạt động quản lý chất thải nhựa; bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học.

Như vậy, theo quy định trên, từ sau năm 2025 sẽ không được lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học.

Sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy là tác nhân gây ra ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật. Việc cấm sử dụng những sản phẩm này không chỉ là một biện pháp bảo vệ môi trường mà còn là một phần trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước.

Lộ trình hạn chế sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần được quy định cụ thể, từ việc cấm sản xuất túi nilon nhỏ đến việc dừng hoàn toàn sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần vào năm 2030. Điều này cho thấy nhà nước đã có sự chuẩn bị và tính toán tính khả thi trong việc thực hiện các chính sách môi trường.

Đặc biệt, với quy định cấm sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa khó phân hủy tại các trung tâm thương mại, khách sạn và khu du lịch sau năm 2025 đã thể hiện cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Những nỗ lực này nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người trước tác động tiêu cực của rác thải nhựa.

Tuy nhiên, việc cấm sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa khó phân hủy có thể ảnh hưởng đến các ngành sản xuất và tiêu dùng.

Doanh nghiệp sẽ phải tìm kiếm và chuyển đổi sang các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường, điều này có thể tạo ra cơ hội cho các sản phẩm sinh thái và công nghệ mới. Song, cũng cần có thời gian và đầu tư để chuyển đổi.

Sản phẩm nhựa sử dụng một lần là gì?

Theo khoản 14 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định, sản phẩm nhựa sử dụng một lần là các sản phẩm có thành phần nhựa (trừ sản phẩm gắn kèm không thể thay thế) được thiết kế và đưa ra thị trường với chủ đích để sử dụng một lần trước khi thải bỏ ra môi trường như:

Khay, hộp chứa đựng thực phẩm

Bát, đũa, ly, cốc, dao, thìa, dĩa, ống hút, dụng cụ ăn uống khác

Ví dụ: Khay đựng thức ăn nhanh, hộp cơm, bát, đĩa, cốc, ly, ống hút, dao, nĩa, thìa,...

Bao bì nhựa khó phân hủy sinh học là gì?

Theo khoản 15 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học là bao bì có thành phần chính là polyme có nguồn gốc từ dầu mỏ như nhựa Polyme Etylen (PE), Polypropylen (PP), Polyme Styren (PS), Polyme Vinyl Clorua (PVC), Polyethylene Terephthalate (PET) và thường khó phân hủy, lâu phân hủy trong môi trường thải bỏ (môi trường nước, môi trường đất hoặc tại bãi chôn lấp chất thải rắn).

Ví dụ: Túi nilon siêu thị, túi đựng rác, túi bóng bóng, chai nước uống, chai nước ngọt, chai dầu ăn,...

Nguyên tắc bảo vệ môi trường

Nguyên tắc bảo vệ môi trường theo Điều 4 Luật BVMT 2020 như sau:

Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.

Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

Quảng Ninh

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/sau-nam-2025-khong-duoc-su-dung-tui-nilon-trong-trung-tam-thuong-mai-khach-san-khu-du-lich-345531.html