Cần sớm có giá điện hai thành phần

Cơ chế thí điểm giá điện hai thành phần phải sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét, để đảm bảo công bằng khi cho mua bán điện trực tiếp.

Tại hội nghị triển khai Nghị định 80 về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA), Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm phải sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét cơ chế thí điểm giá điện hai thành phần để đảm bảo công bằng khi cho mua bán điện trực tiếp.

Bộ trưởng yêu cầu Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công Thương và Vụ Pháp chế rà soát, sửa đổi để sớm ban hành các hướng dẫn thực hiện cơ chế DPPA.

Các cơ quan này phải nghiên cứu, đề xuất cơ chế thí điểm giá điện hai thành phần, trình cấp có thẩm quyền xem xét trong thời gian sớm nhất.

Cần sớm có giá điện hai thành phần.

Cần sớm có giá điện hai thành phần.

Việt Nam đang áp dụng giá một thành phần, tức tiền trả theo sản lượng dùng. Cách tính này được đánh giá chưa phản ánh chính xác chi phí ngành điện bỏ ra, khấu hao tài sản, đường dây, trạm biến áp... cho mỗi khách hàng.

Với giá hai thành phần, gồm tính theo sản lượng tiêu thụ và công suất đăng ký, khách hàng sẽ trả riêng cho mỗi kW công suất họ đăng ký hàng tháng với nhà cung cấp. Khi không sử dụng, họ vẫn phải trả chi phí này, thay vì ngành điện chịu và thu hồi qua điều chỉnh giá như hiện nay.

Như vậy, nếu áp dụng giá điện 2 thành phần, ngành điện sẽ tách giá và phí truyền tải ra khỏi giá thành điện năng, sẽ tạo sự đồng bộ, công bằng giữa các đơn vị mua và bán điện, trong đó có EVN, các nhà sản xuất, đơn vị sử dụng điện.

Đây cũng được xem là tiền đề để thực hiện nghị định của Chính phủ cho phép mua bán trực tiếp điện theo hai phương án, gồm qua đường dây riêng và lưới quốc gia (qua EVN).

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/can-som-co-gia-dien-hai-thanh-phan-249838.htm