Cẩn thận khi tàng trữ, sử dụng vũ khí thô sơ

Thời gian qua, việc tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí thô sơ, súng tự chế... vẫn diễn ra tương đối phức tạp, cần sự vào cuộc hơn nữa của các ngành chức năng.

Theo kết quả công tác Quý III năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an Thành phố Hà Nội: Thời gian qua, các lực lượng chức năng đã tiếp nhận và thu hồi được 1 súng quân dụng, 2 súng săn, 3 súng tự chế, 1 súng hơi, 88 viên đạn các loại, 65 công cụ hỗ trợ, 12 vũ khí thô sơ...

Điều này cho thấy, việc tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí thô sơ, súng tự chế... vẫn diễn ra tương đối phức tạp cần sự vào cuộc hơn nữa của các ngành chức năng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Việc người dân tàng trữ, sử dụng vũ khí thô sơ, súng tự chế vô tình sẽ dẫn tới phạm pháp. Theo luật sư Trịnh Khánh Toàn – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội: Theo quy định của Bộ luật hình sự, người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 5-0 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.

Theo quy định: Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ...

Công cụ hỗ trợ gồm: Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt; Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khóa số tám, áo giáp, găng tay điện, lá chắn, mũ chống đạn...

P.V

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/can-than-khi-tang-tru-su-dung-vu-khi-tho-so-98538.html