Cảng cá Quảng Ngãi sôi động trở lại sau thời gian giãn cách

Sau thời gian dài giãn cách xã hội, nhiều bến cảng ở Quảng Ngãi nhộn nhịp trở lại khi ngư dân đồng loạt đưa tàu thuyền trở về bờ bán cá cho thương nhân vào đầu tháng 10.

 Ngày 1/10, hàng trăm ngư dân Quảng Ngãi đưa tàu thuyền công suất lớn trở về cập các cảng Sa Kỳ, Tịnh Hòa, Sa Huỳnh bán cá cho thương lái. Sáng cùng ngày, tại cảng cá Tịnh Hòa (TP Quảng Ngãi), ngư dân bán được hơn 50 tấn thủy sản các loại.

Ngày 1/10, hàng trăm ngư dân Quảng Ngãi đưa tàu thuyền công suất lớn trở về cập các cảng Sa Kỳ, Tịnh Hòa, Sa Huỳnh bán cá cho thương lái. Sáng cùng ngày, tại cảng cá Tịnh Hòa (TP Quảng Ngãi), ngư dân bán được hơn 50 tấn thủy sản các loại.

 Sau thời gian dài giãn cách xã hội, Quảng Ngãi dần nới lỏng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó, địa phương này cho phép các phương tiện tàu thuyền đi đánh bắt trước ngày 15/9 được phép cập các cảng (Nhà nước quản lý) để bán hải sản. Trong ảnh là nhiều xe tải lạnh của thương nhân chờ thu mua cá tại cảng Tịnh Hòa.

Sau thời gian dài giãn cách xã hội, Quảng Ngãi dần nới lỏng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó, địa phương này cho phép các phương tiện tàu thuyền đi đánh bắt trước ngày 15/9 được phép cập các cảng (Nhà nước quản lý) để bán hải sản. Trong ảnh là nhiều xe tải lạnh của thương nhân chờ thu mua cá tại cảng Tịnh Hòa.

 Ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, nhấn mạnh địa phương sẽ thay đổi các biện pháp phòng, chống dịch. Đó là sống chung an toàn với dịch Covid-19, khống chế dịch ở mức ít nhất để bắt đầu mở cửa các trường học, chợ và phục hồi sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp.

Ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, nhấn mạnh địa phương sẽ thay đổi các biện pháp phòng, chống dịch. Đó là sống chung an toàn với dịch Covid-19, khống chế dịch ở mức ít nhất để bắt đầu mở cửa các trường học, chợ và phục hồi sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp.

 Sau khi tàu cập cảng, thuyền trưởng Lương Văn Sơn (ngụ huyện đảo Lý Sơn) cùng các ngư dân tất bật vận chuyển cá lên bờ bán.

Sau khi tàu cập cảng, thuyền trưởng Lương Văn Sơn (ngụ huyện đảo Lý Sơn) cùng các ngư dân tất bật vận chuyển cá lên bờ bán.

 "Do chạy lòng vòng tránh bão nên chuyến biển lần này chúng tôi chỉ đánh bắt được hơn 10 tấn đỏ củ và câu được gần 100 kg cá hồng. Sau khi trừ chi phí, mỗi lao động được chia khoảng 5 triệu đồng", ông Sơn cho biết.

"Do chạy lòng vòng tránh bão nên chuyến biển lần này chúng tôi chỉ đánh bắt được hơn 10 tấn đỏ củ và câu được gần 100 kg cá hồng. Sau khi trừ chi phí, mỗi lao động được chia khoảng 5 triệu đồng", ông Sơn cho biết.

 Còn thuyền trưởng Nguyễn Văn Truyền (ngụ xã Phổ An, thị xã Đức Phổ) trở về cập cảng Tịnh Hòa bán hàng chục tấn cá thu, cá ngừ sọc dưa.

Còn thuyền trưởng Nguyễn Văn Truyền (ngụ xã Phổ An, thị xã Đức Phổ) trở về cập cảng Tịnh Hòa bán hàng chục tấn cá thu, cá ngừ sọc dưa.

 "Chuyến biển này anh em ngư dân chúng tôi may mắn đánh bắt được 28 tấn cá thu, cá ngừ sọc dưa. Sau khi trừ chi phí, mỗi thuyền viên được chia 30 triệu đồng", ông Truyền nói.

"Chuyến biển này anh em ngư dân chúng tôi may mắn đánh bắt được 28 tấn cá thu, cá ngừ sọc dưa. Sau khi trừ chi phí, mỗi thuyền viên được chia 30 triệu đồng", ông Truyền nói.

 Ngư dân phân loại, cân cá theo từng sọt nhựa trực tiếp bán cho thương lái ngay tại cảng. Ông Ung Đình Hiền, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, cho hay để giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho ngư dân, địa phương sẽ phối hợp với các lực lượng biên phòng, công an, y tế giám sát, xét nghiệm tất cả thuyền viên trên tàu sau khi cập cảng và những lao động tham gia vận chuyển cá từ khoang tàu lên bờ.

Ngư dân phân loại, cân cá theo từng sọt nhựa trực tiếp bán cho thương lái ngay tại cảng. Ông Ung Đình Hiền, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, cho hay để giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho ngư dân, địa phương sẽ phối hợp với các lực lượng biên phòng, công an, y tế giám sát, xét nghiệm tất cả thuyền viên trên tàu sau khi cập cảng và những lao động tham gia vận chuyển cá từ khoang tàu lên bờ.

 Trong khi đó, ông Võ Minh Vương, Phó chủ tịch UBND thị xã Đức Phổ, cho hay địa biết có khoảng 1.800 tàu đăng ký hoạt động thông qua hai Cảng Sa Huỳnh và Mỹ Á. "10 ngày qua, ngư dân đã đưa tàu trở về hai cảng này bán khoảng 1.000 tấn thủy sản, góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho hàng trăm lao động tại địa phương", ông Vương chia sẻ.

Trong khi đó, ông Võ Minh Vương, Phó chủ tịch UBND thị xã Đức Phổ, cho hay địa biết có khoảng 1.800 tàu đăng ký hoạt động thông qua hai Cảng Sa Huỳnh và Mỹ Á. "10 ngày qua, ngư dân đã đưa tàu trở về hai cảng này bán khoảng 1.000 tấn thủy sản, góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho hàng trăm lao động tại địa phương", ông Vương chia sẻ.

 Thương lái ướp đá thủy sản trước khi đưa lên xe tải lạnh chở đi tiêu thụ ở các chợ. Quảng Ngãi hiện có hơn 5.500 tàu cá (mỗi tàu cá có từ 10 đến 12 lao động), trong đó hơn 3.300 chiếc có công suất từ 90 CV trở lên chuyên đánh bắt xa bờ ở các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.

Thương lái ướp đá thủy sản trước khi đưa lên xe tải lạnh chở đi tiêu thụ ở các chợ. Quảng Ngãi hiện có hơn 5.500 tàu cá (mỗi tàu cá có từ 10 đến 12 lao động), trong đó hơn 3.300 chiếc có công suất từ 90 CV trở lên chuyên đánh bắt xa bờ ở các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.

Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân khi có bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra, ngày 1/10, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai xem xét, chỉ đạo hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh ven biển tạo điều kiện cho ngư dân và tàu thuyền của tỉnh Quảng Ngãi được vào tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới tại các khu neo đậu của các tỉnh ven biển.

Trong quá trình ngư dân và tàu thuyền của tỉnh Quảng Ngãi vào nơi neo đậu, Quảng Ngãi sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp cùng các cơ quan chức năng của tỉnh bạn hướng dẫn ngư dân tuân thủ, thực hiện quy định về phòng, chống dịch bệnh của chính quyền sở tại.

Minh Hoàng

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/cang-ca-quang-ngai-soi-dong-tro-lai-sau-thoi-gian-gian-cach-post1267784.html