Căng thẳng mệt mỏi trong thi cử: Cách nào giúp sĩ tử mùa thi?
Chỉ còn khoảng nửa tháng nữa, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, làm cách nào giúp sĩ tử giải tỏa căng thẳng mùa thi?
Trong giai đoạn nước rút này, nhiều sĩ tử đang áp dụng những cách đơn giản từ nghỉ ngơi, chơi thể thao hay sử dụng Trà Xanh Không Độ mỗi ngày giúp xóa tan căng thẳng, mệt mỏi để đạt được kết quả tốt nhất trong hành trình “vượt vũ môn” đang tới gần.
Áp lực học tập và thi cử luôn là vấn đề nóng được bàn luận từ nhiều năm qua. Căng thẳng mùa thi khiến nhiều sĩ tử mệt mỏi và luôn trong trạng thái cạn kiệt năng lượng.
Có không ít sĩ tử đặt ra kỳ vọng quá cao nhưng lại không biết cách cân bằng giữa ôn luyện và nghỉ ngơi, điều này càng khiến cho quãng thời gian luyện thi trở thành giai đoạn bão táp cực hình.
Một thống kê trong năm 2022 cho thấy có tới 26,1% học sinh lớp 11, 12 căng thẳng, trong đó stress gặp nhiều nhất đều liên quan đến việc học. Căng thẳng, mệt mỏi mùa thi không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống mà còn là tác nhân hàng đầu dẫn tới kết quả thi không tốt. Câu “Học tài, thi phận” có lẽ đến từ việc căng thẳng, mệt mỏi này mà ra.
Căng thẳng, áp lực bởi đây là kỳ thi “để đời” với các sĩ tử, tuy nhiên có rất nhiều bạn trẻ đã vượt qua được những khó khăn, căng thẳng mệt mỏi này nhờ sắp xếp thời gian ôn luyện, nghỉ ngơi, giải trí khoa học. Trong đó, việc ăn uống, ngủ nghỉ cũng được tính kỹ càng để chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho kỳ thi.
Mai Diệu Hương, một sĩ tử tại TP.HCM cho biết, em hạn chế đi học thêm trong giai đoạn “nước rút” này, thay vào đó chỉ tập trung ôn các đề nâng cao, rèn luyện những kỹ năng phản xạ. Về thực phẩm, nữ sinh này cho biết tránh xa các chất kích thích giúp tỉnh táo ôn bài.
“Đồ uống chứa chất kích thích có thể giúp tỉnh táo hay thức khuya ôn bài nhưng sẽ gây ra mệt mỏi, trầm cảm, lo âu về sau. Hàng ngày, em chỉ sử dụng nước ép từ trái cây và Trà Xanh Không Độ, các thức uống này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, giữ đầu óc luôn minh mẫn để ôn luyện và chuẩn bị tâm lý vững vàng nhất cho kỳ thi”, Diệu Hương nói.
“Em gần như không sử dụng mạng xã hội vào thời điểm nước rút này, vừa khó tập trung ôn bài lại dễ dàng gây căng thẳng cho chính bản thân mình qua áp lực đồng trang lứa hay bị các thông tin lựa chọn ngành nghề “hot” hay theo trendy gây ảnh hưởng đến tâm lý”, Nguyễn Ngọc Mai Thảo, một sĩ tử tại TP.Thủ Đức cho biết.
“Hàng ngày, ngoài giờ ôn luyện, em chọn thư giãn bằng cách nghe nhạc không lời hay đi dạo ngoài thiên nhiên và thưởng thức những chai Trà Xanh Không Độ mát lành, vừa giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi mùa thi, vừa giải nhiệt cuộc sống trong những ngày nắng nóng”, Đinh Ngọc Phong - nam sinh trường Nguyễn Hữu Huân, TP.Thủ Đức cho biết về cách sĩ tử này vượt qua căng thẳng.
Với Tuấn Kiệt, một sĩ tử tại Biên Hòa thì việc ôn luyện trong thời điểm này chỉ mang tính nhớ kiến thức. “Giai đoạn căng mình ôn luyện với em đã qua, giờ em chỉ duy trì học bài để nhớ kiến thức và nâng cao phản xạ. Hàng ngày, ngoài những giờ ôn bài theo lịch trình, em dành phần lớn thời gian nghỉ ngơi, nghe nhạc, xem phim hài để thư giãn. Chơi thể thao và giải nhiệt bằng Trà Xanh Không Độ để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, giải nhiệt cuộc sống, chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho kỳ thi sắp tới”, Tuấn Kiệt nói.
Dù áp lực, nhưng với sự năng động, nhạy bén và được gọi là những “công dân đám mây”, các thí sinh 2K5 đang nỗ lực ôn tập và vượt qua những căng thẳng, mệt mỏi mùa thi cử bằng những cách tinh tế và khoa học, từ việc ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí đến tập luyện thể thao hay đơn giản là thưởng thức những chai Trà Xanh Không Độ mát lành để xua tan căng thẳng mệt mỏi, giải nhiệt cuộc sống, chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho kỳ thi cuối cùng của 12 năm đèn sách.
Được chiết xuất từ lá trà Thái Nguyên chứa vitamin C tăng cường hỗ trợ sức khỏe cùng chất chống ôxy hóa EGCG giúp không lo căng thẳng mệt mỏi, Trà Xanh Không Độ đang là thức uống được các sĩ tử yêu thích và sử dụng mỗi ngày để giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, giải nhiệt cuộc sống trong mùa thi.
Nguồn VTC: https://vtc.vn/cang-thang-met-moi-trong-thi-cu-cach-nao-giup-si-tu-mua-thi-ar799339.html