Căng thẳng Nga-Ukraine khiến Indonesia thận trọng với lạm phát
Các nhà kinh tế Indonesia đã yêu cầu chính phủ nước này cảnh giác với lạm phát nhập khẩu do giá hàng hóa nhập khẩu tăng và tỷ giá đồng rupiah suy yếu do căng thẳng quan hệ Nga-Ukraine.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Luật (Celios) Bhima Yudhistira ngày 25/2 cho biết, việc tăng giá hàng hóa nhập khẩu đến từ nguyên liệu thực phẩm nhập khẩu từ Nga và Ukraine.
Như việc ngũ cốc và lúa mì của Indonesia chủ yếu được cung cấp từ Ukraine. Theo số liệu, nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine đạt 700 triệu USD mỗi năm.
Ông Yudhistira đã đề nghị Chính phủ phải ngay lập tức tìm kiếm các lựa chọn, nhà nhập khẩu khác, chẳng hạn như Australia hoặc Trung Quốc.
Ngoài ngũ cốc và lúa mì, những thực phẩm khác mà phần lớn nhập khẩu cũng cần phải cảnh giác, chẳng hạn như tỏi.
Mặc dù hầu hết tỏi nhập khẩu đến từ Ấn Độ và Trung Quốc. Đặc biệt là thời gian tới chi phí logistics có khả năng tăng cao do giá dầu cũng tăng, làm suy yếu tỷ giá đồng rupiah, điều này sẽ dẫn đến lạm phát nhập khẩu.
Trong khi đó, Indonesia cũng sẽ đón lễ Ramadan và lễ Eid al-Fitr trong vòng 1-2 tháng nữa, điều này có xu hướng tăng giá lương thực.
Còn theo Nhà kinh tế Yusuf Rendy Manilet thuộc Trung tâm Cải cách Kinh tế (CORE), căng thẳng Nga-Ukraine có cơ hội kéo giá thực phẩm, đặc biệt là dầu ăn đi xuống. Nguyên nhân là do giá dầu ăn áp dụng cho giá CPO (dầu cọ thô) ở nước ngoài.
Thực tế, giá dầu ăn ở thời điểm này đã tăng vọt và hiện vẫn được áp dụng rộng rãi trên mức giá bán lẻ cao nhất của chính phủ (HET).
Trước diễn biến căng thẳng trong quan hệ Nga-Ukraine, CPO đã ở mức tương đối cao và là nguyên nhân khiến giá dầu ăn trong nước cao hơn. Giá dầu ăn tăng đột biến sẽ góp phần vào lạm phát trong nước.
Chưa kể, giá dầu thô tiếp tục vọt lên trên 100 USD/thùng. Việc tăng giá dầu thô được cho là sẽ làm suy yếu ngân sách nhà nước năm nay.
Trong khi đó, giá dầu theo giả định vĩ mô của ngân sách nhà nước năm nay chỉ ở mức 63 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với giá thực tế trên thị trường quốc tế./.