Căng thẳng Trung – Mỹ: Khó xoa dịu nhưng vẫn có thể duy trì 'một nền hòa bình nóng'
Các chương trình nghị sự trong nước 'có thể có hoặc không có tác dụng giảm bớt căng thẳng' trong năm 2022 nhưng các liên kết thương mại luôn là nền tảng cho mối quan hệ Trung – Mỹ, cho nên cả hai bên tốt nhất là duy trì 'một nền Hòa bình nóng' hơn là 'một cuộc Chiến tranh lạnh'.
Hạ nhiệt hay đối đầu sẽ trở thành xu thế năm 2022?
Chính trị trong nước có thể sẽ thúc đẩy Bắc Kinh và Washington đối đầu nhiều hơn trong năm nay và khó có thể xoa dịu căng thẳng, theo một cố vấn chính sách đối ngoại cấp cao của Trung Quốc cho hay.
Ông Wang Jisi, Chủ tịch Trường Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tại Đại học Bắc Kinh viết trong một bài báo có tiêu đề “Mô hình hòa bình nóng”, được đăng trên trang web China - US Focus tuần trước rằng “Các chương trình nghị sự trong nước của Hoa Kỳ và Trung Quốc vào năm 2022 có thể có tác dụng hoặc không thể giảm bớt căng thẳng”. Nhưng ông đánh giá hai quốc gia vẫn có thể duy trì “một nền hòa bình nóng” - nghĩa là có thể có những cuộc trao đổi và cạnh tranh gay gắt nhưng sẽ không làm tình hình leo thang.
Tại Mỹ, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chia rẽ sâu sắc trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, nhưng vẫn nhất trí rằng không có chỗ cho sự mềm mỏng với Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ “khó khăn chồng khó khăn” tại quê nhà nếu chính quyền của ông tránh đối đầu với Trung Quốc trước cuộc bầu cử.
Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là sẽ tiếp tục nắm giữ quyền lực sau Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu, dự kiến vào tháng 10/2022 và đang trong quá trình củng cố vị trí của mình trước thềm Đại hội. Bắc Kinh được kỳ vọng sẽ thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn, duy trì những chính sách cứng rắn để chống lại những thách thức của Hoa Kỳ đối với tính hợp pháp và thẩm quyền của họ.
“Do đó, giai đoạn tiếp theo của mối quan hệ Trung - Mỹ sẽ không dễ dàng thuận buồm xuôi gió. Tuy nhiên, có đủ động lực cho cả hai bên để duy trì sự tỉnh táo và giữ mối quan hệ có thể kiểm soát được, vì cả hai đều phải đối mặt với những “mệnh lệnh” ở nhà”, ông nói.
Căng thẳng chỉ khiến “khó khăn chồng khó khăn”
Bắc Kinh đang phải vật lộn với sự suy giảm kinh tế và cố gắng ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, trong khi đại dịch và ổn định tài chính do lạm phát tăng cao cũng là những vấn đề then chốt đối với Washington. Tuy nhiên, khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới dần dần nối lại hợp tác kinh tế có thể giúp xoa dịu những xích mích trong mối quan hệ.
Ông Huang Ping, tổng lãnh sự của Trung Quốc tại New York, nói với Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ - Trung Quốc rằng các liên kết thương mại luôn là nền tảng của mối quan hệ giữa hai nước. Trích dẫn số liệu thống kê của Trung Quốc, nhà ngoại giao cấp cao cho biết thương mại song phương đạt 696 tỷ USD vào năm 2020, từ mức 446 tỷ USD vào năm 2011. Trong đó, đầu tư trực tiếp của các công ty Trung Quốc vào Hoa Kỳ - đạt 83,8 tỷ đô la Mỹ vào năm ngoái.
Khối lượng thương mại song phương liên tục tăng trong những năm gần đây, bao gồm cả xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc, là “một thành tích ấn tượng, nếu xét đến những cú đúp của Covid-19 và các vấn đề do chính quyền Mỹ trước đó tiến hành, bao gồm cả thuế quan”.
Bất chấp những khó khăn chính trị leo thang, các doanh nghiệp Trung Quốc và Mỹ vẫn hội nhập sâu rộng về tài chính, trí tuệ và mạng lưới sản xuất. “Đại đa số các công ty Trung Quốc và Mỹ không chấp nhận ý tưởng tách rời”, ông Wang viết. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại liên minh, đại diện cho đầu tư, bất động sản và tiếp thị và các chuyên gia khác kinh doanh với Trung Quốc, lên tiếng ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ hơn.
Cả hai cường quốc đều đang đối mặt với những thách thức trong quan hệ song phương những ngày này. Nền kinh tế của Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc vào nhau trên nhiều mặt, vì vậy mọi xung đột nảy sinh đều sẽ tốn kém.
“Hòa bình nóng” hay “Chiến tranh Lạnh”?
Mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trên đà đi xuống kể từ thời chính quyền Donald Trump. Các cuộc chiến thương mại và công nghệ của cựu tổng thống Mỹ đã tiếp tục diễn ra dưới thời tổng thống Biden, và hai quốc gia vẫn còn lúng túng trong nhiều vấn đề - từ việc Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và Hồng Kông cho đến việc xây dựng quân đội ở Biển Đông đang tranh chấp.
Các nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc vào tháng 7 đã vạch ra “lằn ranh đỏ” mà Mỹ không nên vượt qua khi họ gặp Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman ở Thiên Tân - bao gồm cả việc không can thiệp vào Đài Loan, hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố là một phần lãnh thổ của mình.
Chuyên gia chính sách đối ngoại Wang lưu ý, ông từng nói vào năm 2001 rằng quan hệ Mỹ - Trung sẽ được mô tả tốt nhất là một “nền Hòa bình nóng” hơn là một “cuộc Chiến tranh Lạnh” mới. Hai thập kỷ trôi qua, nguy cơ đối đầu ngày càng lớn.
Đó là do nhận thức tiêu cực “quá cao” của các quốc gia đối với nhau, các vấn đề kinh tế đang bị chính trị hóa và bị ảnh hưởng bởi sự giám sát an ninh quốc gia. Cả hai bên đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đồng minh “trong một cuộc cạnh tranh địa chiến lược bền vững”.
Ông Wang nói, nguy cơ xung đột về Đài Loan ngày càng gia tăng, với nhiều nhà quan sát ở Trung Quốc cho rằng “thời gian dường như không có ích cho việc thống nhất hòa bình” trong khi Washington đã không đưa ra cho Bắc Kinh sự đảm bảo đầy đủ rằng họ không ủng hộ Đài Loan độc lập.
Bắc Kinh đã gia tăng áp lực quân sự và ngoại giao đối với Đài Loan trong những năm gần đây - một số lượng kỷ lục máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan vào năm 2021. Trong khi đó Washington, vốn không có quan hệ chính thức với Đài Bắc, đã xích lại gần hòn đảo và là một nhà cung cấp vũ khí trọng điểm.
“Trung Quốc và Hoa Kỳ nên tham gia vào các cuộc thảo luận yên lặng nhằm giảm bớt sự ngờ vực lẫn nhau, thay vì các cuộc tập trận quân sự và chặt chẽ về vấn đề Đài Loan”, Wang cho hay.