Cảnh báo gia tăng 3 căn bệnh lứa tuổi học đường
Ba căn bệnh gia tăng và phổ biến trong lứa tuổi học đường mà các bác sĩ cảnh báo: Cong vẹo cột sống, tật khúc xạ, rối loạn sức khỏe tâm thần.
1. Bệnh cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống ngày càng được xem là một bệnh phổ biến trong độ tuổi học đường. Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị nghiêng, lệch về một phía hoặc bị cong về phía trước hay phía sau, do đó không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường vốn có của nó.
- Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống:
Có thể do bàn ghế học sinh ngồi không phù hợp, ngồi không đúng tư thế trong quá học tập… ; học sinh mang cặp sách quá nặng, đeo lệch 1 bên tay, vai; cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi, …
Ngoài ra, cong vẹo cột sống còn có thể do trẻ mắc các bệnh liên quan đến cột sống, thể trạng học sinh kém do ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng hoặc do ngồi, đi đứng quá sớm.
- Phòng ngừa bệnh cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học đường:
Đảm bảo cách ngồi học đúng tư thế, lưng thẳng, đầu ngẩng, không ngồi vẹo lệch sang một bên.
Bàn ghế phải có kích thước phù hợp
Hạn chế cho trẻ mang vác những vật nặng, tập luyện thể thao với cường độ cao.
Nên ăn nhiều rau xanh, bổ xung canxi bằng cách ăn cua, tốm, hải sản, uống sữa và các chế phẩm từ sữa.
Khám pháy hiện cong vẹo cột sống theo định kỳ.
2. Tật khúc xạ
Tật khúc xạ là hiện tượng mất tương hợp giữa chiều dài trục nhãn cầu và tiêu cự hội tụ ảnh. Tật khúc xạ là rối loạn thị giác hay gặp nhất. Đối với trẻ em thì cận thị và loạn thị là bệnh hay gặp nhất
- Cận thị : Là một loại tật khúc xạ đáng quan tâm nhất, không chỉ vì hay gặp mà cận thị còn có thể gây bong, rách võng mạc hoặc tăng nhãn áp. Nếu cận thị không được điều chỉnh sẽ làm giảm thị lực và là yếu tố gây cản trở cho sinh hoạt hàng ngày và lựa chọn nghề nghiệp của trẻ trong tương lai.
- Loạn thị : Trẻ có biểu hiện nhìn xa hay gần đều mờ, loạn thị xảy ra khi mặt trước của mắt (giác mạc) hoặc bên trong mắt (thể thủy tinh), có độ cong bề mặt không đồng nhất, theo các hướng khác nhau. Loạn thị làm mờ tầm nhìn ở mọi khoảng cách. Trẻ bị loạn thị thường bị mờ khi nhìn lên bảng, hay đọc nhầm. Mắt bị mỏi, méo hình, nhức đầu.
- Hạn chế và phòng ngừa tật khúc xạ :
Hiện nay có rất nhiều các phương pháp điều trị tật khúc xạ ở trẻ em như:chỉnh tật bằng gọng, kính tiếp xúc, chỉnh giác mạc, tập mắt… Để phòng tránh tật khúc xạ tuổi học đường, cần phải có chế độ học tập, vui chơi ngoài trời hợp lý để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết.
Khoảng cách đọc sách cần phù hợp. Cần đảm bảo nơi làm việc và học tập đầy đủ ánh sáng, góc học tập nên bố trí gần của sổ. Ngồi ngay ngắn, giữ cho lưng thẳng và thư giãn khi đọc sách hoặc dùng máy tính.Trẻ cần hạn chế thời gian xem tivi, điện thoại, ipad… Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, chọn các thực phẩm, trái cây có tác dụng bổ mắt. Cho trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng/lần.
3. Rối loạn sức khỏe tâm thần- Nguyên nhân:
Áp lực thi cử, học hành nhất là các học sinh cuối cấp khiến một số em rơi vào trạng thái tinh thần mệt mỏi, căng thẳng, trầm cảm thậm chí tìm tới cái chết. Ngoài áp lực gánh nặng từ cha mẹ, gia đình thì cũng chính các em tự gây cho mình áp lực được thua trong điểm số khiến trẻ mất kiểm soát hành vi, ứng xử. Chính những trạng thái tâm lý đó sẽ gây nên sự chèn ép các cơ quan chức năng của hệ thần kinh biểu hiện rõ nét là bệnh trầm cảm – Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tự sát ở lứa tuổi vị thành niên.
Ngày càng nhiều các bệnh có liên quan đến hệ thần kinh trung ương gia tăng như: bệnh suy giảm trí nhớ, bệnh tâm thần do sự suy giảm chức năng của các nơron thần kinh. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tâm thần do trực tiếp hoặc gián tiếp như: não bị ảnh hưởng, va đập do tai nạn, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não; cơ thể sị suy nhược trong thời gian dài: thiếu vitamin, trẻ kém ăn, mắc các bệnh nội khoa, nội tiết.
Ngoài ra bệnh tâm thần cũng phát sinh do tâm lý: Tâm lý căng thẳng trong thời gian dài, rối loạn các hành vi, ứng xử ở thanh, thiếu niên; rối loạn do ám ảnh, lo âu. Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là do chịu sự áp lực của công việc cũng như cuộc sống gia đình, tình trạng stress kéo dài, mất ngủ, luôn trong trạng thái hồi hộp, lo lắng, căng thẳng gây ức chế thần kinh.
- Dấu hiệu:
Trẻ mắc hành vi này luôn có nét mặt buồn rầu, bực dọc, hay cáu gắt vô cớ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, mất hết những sở thích vốn có, dễ bị kích động, chán nản, bi quan, tự thấy mình kém cỏi hơn bạn bè, là gánh nặng của gia đình và nhà trường. Do khó tập trung nên trí nhớ giảm sút khiến kết quả học tập ảnh hưởng.
Ngoài ra trẻ cũng có cảm giác không thèm ăn, cơ thể mệt mỏi, giảm cân nhanh, cũng có người ăn quá nhiều dẫn đến tình trạng béo phì; trong đầu luôn có ý nghĩ muốn chết, những hành động tiêu cực như tự sát, tự cắt tay, uống thuốc ngủ…
- Cách phòng tránh bệnh rối loạn sức khỏe tinh thần:
Quan tâm sát sao đến con mỗi khi thấy con có biểu hiện, hành vi khác thường.
Xây dựng cho trẻ lối sống lạc quan, yêu đời, dành cho con trẻ môi trường lành mạnh, được yêu thương và được tôn trọng.
Lắng nghe ý kiến con cái.
Khuyến khích trẻ tự lập trong cuộc sống.
Hãy đến gặp bác sĩ tâm lý, tâm thần ngay nếu thấy con gặp vấn đề về sức khỏe và tâm lý.
Xem thêm video được quan tâm
TS. Nguyễn Lâm (BV Nhi TW)