'Cánh đồng không vỏ thuốc bảo vệ thực vật'- Cách ứng xử mới của nông dân với môi trường
Từ năm 2017, Hội Nông dân tỉnh đã phát động và triển khai xây dựng mô hình 'Cánh đồng không vỏ thuốc bảo vệ thực vật' với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của hội viên, nông dân trong việc bảo vệ môi trường, cụ thể là hạn chế tình trạng vứt rác thải, vỏ thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi ngay tại đồng ruộng.
Yên Khánh là mộttrong những địa phương đầu tiên triển khai mô hình này và cho thấy hiệu quảthiết thực ở khắp các xã, thị trấn. Tại xã Khánh Cường, trước đây việc nông dânsau khi phun thuốc bảo vệ thực vật thường vứt vỏ bao bì, chai lọ ngay tại ruộnghoặc bỏ gần kênh mương tưới tiêu, dẫn đến ô nhiễm môi trường diễn ra khá phổbiến. Ông Phạm Văn Mùi, một nông dân địa phương lý giải: khi đó chúng tôi đêùchưa ý thức được sự nguy hại của rác thải đồng ruộng gây ra đối với môi trườngđất, môi trường nước, môi trường không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻcon người.
Tình trạng này đãthay đổi rất nhiều từ khi Hội Nông dân huyện tiến hành xây dựng mô hình điểm vềcánh đồng không vỏ thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương với sự vào cuộc tíchcực của các chi hội, các hợp tác xã từ khâu tuyên truyền, vận động đến hướngdẫn người dân sử dụng, tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật đúng cách. Cùng với đó,đã có hàng loạt bể thu gom rác thải được đặt ở các cánh đồng để bà con vừa cóthể bỏ vỏ chai, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng, vừa góp phầnbảo vệ môi trường. Đáng chú ý là trước khi thực hiện, tổ chức Hội, chính quyềnđịa phương đều tổ chức họp dân để bàn bạc, xin ý kiến, lựa chọn vị trí đặt vàthống nhất mức đóng góp xây dựng các bể thu gom rác, vì vậy đã nhận được sựđồng thuận cao.
Thành công từ môhình này với những kinh nghiệm thực tiễn đã giúp tổ chức Hội nhanh chóng nhânrộng cách làm ra các địa phương khác. Từ nguồn vốn vận động, xã hội hóa và kinhphí hỗ trợ của Tỉnh hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dânhuyện Yên Khánh đã xây dựng gần 500 thùng, bể đựng vỏ bao thuốc bảo vệ thựcvật, được đặt ở tất cả 19 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Còn trên địa bàntoàn tỉnh, sau hơn 3 năm triển khai đến nay đã có 8/8 Hội Nông dân huyện, thànhphố tổ chức phát động triển khai mô hình này và chỉ đạo 100% Hội Nông dân cơ sởtuyên truyền, vận động hội viên chung tay xây dựng và đồng loạt ra quân hưởngứng làm sạch đồng ruộng, kênh mương, đường làng, ngõ xóm. Đồng thời xây dựngđược trên 2.000 bể, ống chứa, trong đó huyện Yên Khánh gần 500 bể, Yên Mô hơn850 ống, còn lại là các huyện, thành phố khác. Các bể chứa này đều được đặt ởvị trí thuận tiện đường giao thông, xa nguồn nước, xa khu dân cư, phân bố hợplý, thuận lợi cho người dân, không ảnh hưởng tới môi trường ở khu vực lân cận.Ước tính đã thu được hàng tấn vỏ thuốc bảo vệ thực vật gồm chai nhựa, thuỷtinh, túi nilon... Sau khi thu gom, toàn bộ lượng bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thựcvật được đưa vào xử lý tại các khu xử lý rác thải của địa phương. Với những nỗlực của các cấp Hội Nông dân, nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân trên địabàn về môi trường được nâng lên rõ rệt, bà con dần thay đổi hành vi, sống thânthiện với môi trường hơn, trong đó tình trạng vỏ thuốc bảo vệ thực vật, túini-lon vứt không đúng chỗ đã giảm hẳn.
Để có được kếtquả tích cực này, cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cộng đồng, cáccấp Hội còn chủ động đứng ra kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các “mạnh thườngquân” và đặc biệt là vận động chính người dân địa phương cùng đóng góp để cóthể xây dựng hệ thống bể chứa ở khắp các cánh đồng. Đồng chí Hoàng Ngọc Chinh,Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho rằng: Từ thực tế triển khai mô hình “Cánhđồng không vỏ thuốc bảo vệ thực vật” cho thấy sự tham gia của cộng đồng trongcông tác bảo vệ môi trường là rất quan trọng, đồng thời tạo nên cách ứng xử mơívăn minh hơn, thân thiện hơn với môi trường. Và đây sẽ là cách làm mà Hội tiếptục chú trọng trong thời gian tới.
Đào Duy