Cảnh giác với 9 nguyên nhân gây đau phía sau đầu

Cảm thấy bị giật dây thần kinh sau gáy hay cảm giác đau nửa sau đầu như bị giật tóc khiến da đầu và cổ căng lên thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm.

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân gây đau phía sau đầu là bệnh gì thì các dấu hiệu đặc trưng của tình trạng đau nửa sau đầu cũng cần được chú ý.

Cơn đau phía sau đầu thường được mô tả là cảm giác đau như bị siết chặt hay kéo giật tóc ở nửa sau đầu, cơn đau đầu có thể khiến toàn bộ da đầu và vùng cổ có cảm giác căng lên khó chịu. Đôi khi đau nửa sau đầu kèm theo bị giật dây thần kinh sau gáy. Tùy từng người và nguyên nhân gây đau nửa sau đầu là gì mà tần suất đau nửa sau đầu có thể liên tục xảy ra hoặc lặp lại mỗi 2 - 3 lần mỗi tháng,.... Trong trường hợp cơn đau nửa sau đầu diễn ra nhiều hơn 15 lần trong hơn 3 tháng liên tiếp thì được gọi là tình trạng đau đầu mãn tính.

Bị đau phía sau đầu là bệnh gì? Ảnh: ST

Bị đau phía sau đầu là bệnh gì? Ảnh: ST

1. Bị đau phía sau đầu là bệnh gì?

Đau phía sau đầu có thể có nhiều nguyên nhân gây ra. Các nguyên nhân có thể bao gồm đau đầu nguyên phát chẳng hạn như chứng đau nửa đầu xảy ra độc lập mà không có nguyên nhân tiềm ẩn và đau đầu thứ phát là triệu chứng của một bệnh hoặc tình trạng tiềm ẩn nào khác. Theo Health, có một số nguyên nhân cho thấy bị đau phía sau đầu là bệnh gì mà bạn cần chú ý bao gồm:

- Đau đầu do căng thẳng: Đau đầu do căng thẳng là loại đau đầu nguyên phát phổ biến nhất, chiếm gần 90% tổng số các trường hợp đau đầu. Các tác nhân có thể bao gồm căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và chấn thương đầu.

Cơn đau đầu do căng thẳng được mô tả là cảm giác đau đớn dữ dội như bị siết chặt đầu và nghiêm trọng ở vùng quanh trán, đau phía sau đầu hoặc là đau toàn bộ đầu. Cơn đau đầu này kéo dài từ vài phút tới vài ngày, cường độ đau đầu tăng lên khi vận động hoặc chơi thể thao. Người bị đau đầu do căng thẳng cũng có thể gặp các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng, cảm giác tê căng cứng ở vai và lưng trên, khó tập trung.

- Tư thế xấu gây đau đầu căng cơ:Tư thế xấu cũng có thể là một nguyên nhân cần chú ý và cải thiện để sớm thoát khỏi tình trạng đau nửa sau đầu, cụ thể là đau đầu căng cơ. Tư thế xấu gây căng thẳng tới các điểm kích hoạt cơ ở lưng trên, cổ, vai dẫn tới đau đầu và cổ. Với đau đầu căng cơ, người bệnh có thể cảm thấy đau đầu âm ỉ như bị bóp chặt do đội mũ chật nhiều hơn là dấu hiệu bị giật dây thần kinh sau gáy hay đau một bên đầu kiểu mạch đập.

Cơn đau đầu căng cơ có thể là mãn tính (dai dẳng) và trở nên tồi tệ hơn theo từng đợt, đặc biệt là vào cuối ngày khi cơ bắp mệt mỏi.

Có thể thấy rõ khi cúi xuống hay ở một tư thế xấu trong thời gian dài. Điều này là do các điểm kích hoạt trên các cơ này bị căng thẳng và giải phóng một chất hóa học gọi là substance P (một peptide thần kinh, có vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu đau và các phản ứng cảm giác khác trong hệ thần kinh).

- Đau đầu do áp suất thấp:Còn gọi là hạ áp lực nội sọ tự phát, đây là một dạng đau đầu hiếm gặp. Xảy ra khi dịch não tủy từ não và tủy sống bị rò rỉ qua vết rách ở màng cứng do thủ thuật chọc tủy sống hay sau gây tê ngoài màng cứng khiến áp lực nội sọ giảm đột ngột và dẫn tới cơn đau đầu dữ dội, bao gồm cả đau phía sau đầu và đau đầu nửa phía trước tùy từng người.

Triệu chứng đau đầu do áp suất thấp bao gồm đau và cứng cổ, cảm giác tai bị đầy và ù tai, chóng mặt, tầm nhìn song thị và mờ mắt. Cơn đau đầu thường trở nên khó chịu hơn khi ngồi hoặc đứng, khi ho, hắt hơi và tập thể dục. Đau đầu thường sẽ hết trong vòng 20 đến 30 phút khi nằm thẳng.

- Đau đầu Cervicogenic: Là dạng đau đầu không xuất phát trực tiếp từ đầu mà bắt đầu từ cổ và lan từ phía sau đầu ra trước. Khiến người bệnh có cảm giác cứng khổ, không thể xoay cổ bình thường hoặc đau nhức cánh tay hay vai cùng bên với cơn đau đầu, nên đôi khi còn được gọi là đau nửa sau đầu. Cơn đau đầu cervicogenic thường liên quan tới các tình trạng cột sống như viêm khớp cột sống trên, dây thần kinh bị chèn ép hoặc chấn thương, nhiễm trùng, khối u,... Đôi khi tư thế ngủ hoặc tư thế sai không cải thiện trong thời gian dài cũng có thể gây ra cơn đau đầu cervicogenic.

Nếu như nguyên nhân cơ bản ở cổ không được điều trị thì cơn đau đầu này sẽ không biến mất.

- Đau đầu do gắng sức: Một nguyên nhân gây đau phía sau đầu là bệnh gì khác cần chú ý là đau đầu do gắng sức. Gây đau trong hoặc ngay sau khi hoạt động thể chất có thể kèm theo thay đổi thị lực, nhạy cảm hơn với ánh sáng, buồn nôn và nôn mửa. Đây là một loại đau đầu nguyên phát có thể do các mạch máu giãn nở nhanh chóng để đưa nhiều máu hơn đến đầu dẫn tới tăng áp lực nội sọ và cơn đau đầu xảy ra.

Một nguyên nhân gây đau phía sau đầu là bệnh gì khác cần chú ý là đau đầu do gắng sức (Ảnh: ST)

Một nguyên nhân gây đau phía sau đầu là bệnh gì khác cần chú ý là đau đầu do gắng sức (Ảnh: ST)

Nguyên nhân cơ bản gây ra chứng đau đầu do gắng sức được cho là do suy tĩnh mạch (trong đó các tĩnh mạch gặp vấn đề trong việc đưa máu trở về tim). Một nguyên nhân phổ biến gây ra chứng suy tĩnh mạch là bệnh về van tim, thường không được hoặc khó khăn để phát hiện ở giai đoạn đầu

Đau đầu do gắng sức có thể kéo dài trong vài phút, vài giờ và đôi khi là vài ngày. Chúng có xu hướng ảnh hưởng đến nam giới khoảng 40 tuổi, những người tập thể dục gắng sức. Cơn đau thường ở cả hai bên và thường được mô tả là nhói hoặc đau như kiểu mạch đập.

- Đau dây thần kinh chẩm: Là tình trạng các dây thần kinh chẩm - là hai đôi dây thần kinh xuất phát từ đốt sống cổ thứ hai và đốt sống cổ thứ ba (C2,C3) bị viêm hoặc bị tổn thương dẫn tới các triệu chứng đau phía sau đầu hoặc đau nền sọ.

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh chẩm thường liên quan tới việc dây thần kinh bị chèn ép hoặc kích thích do chấn thương, khối u, viêm nhiễm hoặc vô căn. Cơn đau dây thần kinh chẩm gây ra cơn đau dữ dội như bị kéo giật mạnh hay như bị điện giật bắt đầu từ nền hộp sọ và lan ra nửa sau đầu, dọc theo phần bên đầu. Da đầu có thể trở nên nhạy cảm đau, thậm chí chải tóc cũng có thể làm tăng cơn đau

- Đau nửa đầu vùng chẩm (Occipital Migraine): Đau nửa đầu là những cơn đau đầu dữ dội tái phát gây ra cơn đau vừa phải đến dữ dội ở một bên đầu. Mặc dù chứng đau nửa đầu thường chỉ xảy ra ở một bên đầu, nhưng một số loại đau đầu nhất định có thể ảnh hưởng đến cổ và mặt hoặc gây đau toàn bộ đầu.

Trong đó đau nửa đầu vùng chẩm là loại thường gây đau phía sau đầu. Trái ngược với đau dây thần kinh chẩm do dây thần kinh bị tổn thương, đau nửa đầu vùng chẩm là do hoạt động bất thường của não gây ra cơn đau nhói, đau giật, đau rát hoặc đau nhức bắt đầu từ nền sọ và lan đến da đầu ở một hoặc cả hai bên đầu.

Đau nửa đầu có thể kéo dài tới 72 giờ và có thể phân biệt với đau đầu do căng thẳng ở chỗ chúng thường đi kèm với các triệu chứng như: Cảm giác ngứa ran ở cánh tay hoặc mặt trước khi bị cơn đau đầu "tấn công"; buồn nôn và nôn mửa; đau đầu tăng lên khi vận động thể chất; đau xung quanh mắt; nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc mùi; rối loạn thị giác bao gồm quầng sáng, đốm sáng nhấp nháy,...

- Đau đầu do mất nước: Nguyên nhân gây đau đầu phía sau đầu là bệnh gì có thể do cơ thể mất nước. Đau đầu do mất nước nguyên phát có thể xảy ra khi lượng nước bạn uống vào không theo kịp nhu cầu chất lỏng của cơ thể. Mất nước là nguyên nhân phổ biến gây ra đau đầu bao gồm cả chứng đau nửa đầu. Khi bị mất nước, các triệu chứng khác như khát nước có thể xảy ra cùng với chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng ở phía sau đầu.

Đau đầu do mất nước nguyên phát có thể xảy ra khi lượng nước bạn uống vào không theo kịp nhu cầu chất lỏng của cơ thể (Ảnh: ST)

Đau đầu do mất nước nguyên phát có thể xảy ra khi lượng nước bạn uống vào không theo kịp nhu cầu chất lỏng của cơ thể (Ảnh: ST)

Các triệu chứng mất nước khác có thể gặp như: Thay đổi về nước tiểu, bao gồm màu nước tiểu sẫm hơn, tần suất đi tiểu giảm; đau cơ và mệt mỏi; khô miệng, nứt nẻ môi, da nhăn nheo; nhịp tim tăng lên; cảm giác chóng mặt như thể sắp ngất xỉu.

- Đau đầu từng cơn: Đau đầu từng cơn là một loại đau đầu nguyên phát gây ra các cơn đau tái phát nghiêm trọng ở một bên đầu, thường là đau quanh mắt, đau phía sau hốc mắt hoặc thái dương và lan sang vùng đầu cổ. Xảy ra theo từng đợt, từ một cơn cách nhau hai ngày đến tám cơn hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Mỗi cơn đau đầu có thể kéo dài từ 15 phút đến ba giờ.

Đau đầu từng cơn thường được mô tả là tồi tệ hơn chứng đau nửa đầu với cảm giác đau rát, đau nhói từng cơn hoặc đau như bị bóp nghẹt. Các triệu chứng của đau đầu từng cơn khác gồm: Cảm giác khó chịu nói chung, bồn chồn; đau mở một bên đầu; chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường; sắc da xanh xao hoặc đỏ ửng hơn bình thường; nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh hơn.

2. Khi nào đau phía sau đầu cần gặp bác sĩ?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau phía sau đầu là bệnh gì mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị khác nhau để kiểm soát và giảm nhẹ cũng như chấm dứt tình trạng đau đầu.

Cần thăm khám bác sĩ sớm nếu bị: Đau đầu thường xuyên, đau đầu dữ dội đột ngột và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày; đau đầu đột ngột và là triệu chứng mới ở người sau 50 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch; đau đầu khi hắt hơi, khi ho hoặc đau đầu khi tập thể dục; thường xuyên phải uống thuốc giảm đau không kê đơn để kiểm soát cơn đau.

Cơn đau đầu có thể cảnh báo dấu hiệu đột quỵ nếu bị đau đầu đột ngột và dữ dội kèm theo sốt cao và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, suy giảm thị lực, nói lắp, đau ngực, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ chẩn đoán đau đầu phía sau là bệnh gì bằng thăm khám trực tiếp, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu, các bài kiểm tra đánh giá mức độ đau nửa sau đầu,...

Điều quan trọng là không nên tùy tiện lạm dụng thuốc giảm đau đầu không kê đơn tại nhà trong thời gian dài. Cần thăm khám để kiểm tra nguyên nhân đau đầu phía sau là bệnh gì và điều trị theo phác đồ phù hợp với thể trạng của bản thân.

Nguồn: Very Well Health, Medical News Today

Châu Anh

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/canh-giac-voi-9-nguyen-nhan-gay-dau-phia-sau-dau-20250102180450233.htm