Cảnh sát cơ động sẽ được mang vũ khí lên máy bay?

Bộ Công an vừa đề xuất cảnh sát cơ động được mang theo người vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không và lên tàu bay dân sự trong 1 số trường hợp cụ thể.

Chiều 21/10, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày tờ trình về dự án Luật cảnh sát cơ động. Dự thảo Luật gồm 5 chương, 31 điều, kế thừa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh cảnh sát cơ động năm 2013, bổ sung những quy định mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn hoạt động của cảnh sát cơ động.

Chiều 21/10, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày tờ trình về dự án Luật cảnh sát cơ động. Dự thảo Luật gồm 5 chương, 31 điều, kế thừa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh cảnh sát cơ động năm 2013, bổ sung những quy định mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn hoạt động của cảnh sát cơ động.

Đáng chú ý, dự thảo nêu quy định 7 quyền hạn của cảnh sát cơ động, trong đó bổ sung hai quyền mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động. (Ảnh: VOV)

Đáng chú ý, dự thảo nêu quy định 7 quyền hạn của cảnh sát cơ động, trong đó bổ sung hai quyền mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động. (Ảnh: VOV)

Cụ thể, Cảnh sát cơ động được mang theo người vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không và lên tàu bay dân sự trong các trường hợp: Chống khủng bố, giải cứu con tin, trấn áp đối tượng có hành vi phạm tội nguy hiểm có sử dụng vũ khí. (Ảnh: Zing)

Cụ thể, Cảnh sát cơ động được mang theo người vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không và lên tàu bay dân sự trong các trường hợp: Chống khủng bố, giải cứu con tin, trấn áp đối tượng có hành vi phạm tội nguy hiểm có sử dụng vũ khí. (Ảnh: Zing)

Bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt, áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

Bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt, áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

Trường hợp sử dụng tàu bay riêng do cấp có thẩm quyền huy động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự. (Ảnh: TTXVN)

Trường hợp sử dụng tàu bay riêng do cấp có thẩm quyền huy động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự. (Ảnh: TTXVN)

Cảnh sát cơ động được ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái và các phương tiện khác trực tiếp tấn công, xâm phạm hoặc đe dọa tấn công, xâm phạm mục tiêu bảo vệ của cảnh sát cơ động (Ảnh: VOV).

Cảnh sát cơ động được ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái và các phương tiện khác trực tiếp tấn công, xâm phạm hoặc đe dọa tấn công, xâm phạm mục tiêu bảo vệ của cảnh sát cơ động (Ảnh: VOV).

Đối với những quyền hạn còn lại, luật điều chỉnh, bổ sung một số vấn đề, trong đó có bổ sung quy định về tuyển chọn công dân vào cảnh sát cơ động và bố trí sử dụng cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ, hoạt động của từng lực lượng thuộc cảnh sát cơ động.

Đối với những quyền hạn còn lại, luật điều chỉnh, bổ sung một số vấn đề, trong đó có bổ sung quy định về tuyển chọn công dân vào cảnh sát cơ động và bố trí sử dụng cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ, hoạt động của từng lực lượng thuộc cảnh sát cơ động.

Về hệ thống tổ chức của CSCĐ tại Điều 13 dự thảo Luật, Chính phủ xây dựng 2 phương án trình Quốc hội xem xét cho ý kiến, cụ thể:

Về hệ thống tổ chức của CSCĐ tại Điều 13 dự thảo Luật, Chính phủ xây dựng 2 phương án trình Quốc hội xem xét cho ý kiến, cụ thể:

Phương án 1: Chính phủ đề nghị tại dự thảo Luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc về hệ thống tổ chức của CSCĐ gồm: Bộ Tư lệnh CSCĐ và CSCĐ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết về hệ thống tổ chức của CSCĐ để đảm bảo thống nhất với quy định của Luật CAND năm 2018. (Ảnh: Zing).

Phương án 1: Chính phủ đề nghị tại dự thảo Luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc về hệ thống tổ chức của CSCĐ gồm: Bộ Tư lệnh CSCĐ và CSCĐ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết về hệ thống tổ chức của CSCĐ để đảm bảo thống nhất với quy định của Luật CAND năm 2018. (Ảnh: Zing).

Phương án 2: Tiếp thu ý kiến kết luận của UBTVQH theo hướng bổ sung quy định về cơ cấu các lực lượng thuộc CSCĐ gồm 6 lực lượng. Trong đó, 4 lực lượng (lực lượng tác chiến đặc biệt, lực lượng đặc nhiệm, lực lượng bảo vệ mục tiêu, lực lượng huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ) được kế thừa quy định tại Điều 8 Pháp lệnh CSCĐ năm 2013; bổ sung 2 lực lượng (lực lượng sử dụng tàu bay, tàu thủy và lực lượng CSCĐ dự bị chiến đấu) hiện nay đã được thành lập theo chủ trương của Bộ Chính trị, các Đề án, dự án của Chính phủ và Bộ Công an nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo ANTT trong tình hình mới. (Ảnh:CAND)

Phương án 2: Tiếp thu ý kiến kết luận của UBTVQH theo hướng bổ sung quy định về cơ cấu các lực lượng thuộc CSCĐ gồm 6 lực lượng. Trong đó, 4 lực lượng (lực lượng tác chiến đặc biệt, lực lượng đặc nhiệm, lực lượng bảo vệ mục tiêu, lực lượng huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ) được kế thừa quy định tại Điều 8 Pháp lệnh CSCĐ năm 2013; bổ sung 2 lực lượng (lực lượng sử dụng tàu bay, tàu thủy và lực lượng CSCĐ dự bị chiến đấu) hiện nay đã được thành lập theo chủ trương của Bộ Chính trị, các Đề án, dự án của Chính phủ và Bộ Công an nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo ANTT trong tình hình mới. (Ảnh:CAND)

Mời độc giả xem thêm video Thăng quân hàm thượng sỹ cho cảnh sát cơ động hy sinh ở Bắc Giang. Nguồn: ANTV

Tâm Đức

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/canh-sat-co-dong-se-duoc-mang-vu-khi-len-may-bay-1611064.html