Cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung: Liệu Bắc Kinh có thể đuổi kịp Washington trong 10 năm tới?

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho thấy, Trung Quốc với tư cách là một cường quốc công nghệ đang tụt hậu 10 năm so với Mỹ.

Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) nhận định, Trung Quốc với tư cách là một cường quốc công nghệ đang tụt hậu 10 năm so với Mỹ.

Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) nhận định, Trung Quốc với tư cách là một cường quốc công nghệ đang tụt hậu 10 năm so với Mỹ.

Theo các tác giả báo cáo, mặc dù Trung Quốc đã thành công trong các hoạt động phát triển công nghệ nhưng an ninh mạng của nước này đang ở mức thấp.

Tuy nhiên, nghiên cứu cơ bản của các công ty Mỹ chuyển thành sản phẩm được cả thế giới sử dụng còn Trung Quốc vẫn chưa thể tự hào về những thành tựu tương tự.

Ví dụ Google sở hữu cả Android và nền tảng máy học Tensorflow mà các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI) trên khắp thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, đang sử dụng. Facebook cũng có một nền tảng tương tự phổ biến không kém.

Trung Quốc đã cố gắng phát triển các sản phẩm mã nguồn mở riêng như nền tảng học sâu mã nguồn mở PaddlePaddle, nhưng sản phẩm này không có nhu cầu lớn ngay cả với các nhà phát triển Trung Quốc. Huawei đã ra mắt hệ điều hành Harmony OS 2.0 được phát triển dưới dạng mã nguồn mở.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Liu Xingliang, Trung Quốc sẽ không thể đuổi kịp và vượt Mỹ trong ngắn hạn, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

Trong trung hạn, Trung Quốc có cơ hội thành công.

Niềm tự hào của nước Mỹ - những công ty công nghệ lớn nhất và những khám phá quan trọng nhất, lại thường được phát hiện bởi những người không phải gốc Mỹ.

Người đồng sáng lập công ty xử lý đồ họa Nvidia - Huang Renxun là người gốc Hoa. Fei Fei Li, Giám đốc phòng thí nghiệm AI của Đại học Stanford đã đi đầu trong lĩnh vực máy học và nhận dạng mẫu, đồng thời đóng vai trò hàng đầu trong dự án Maven của Lầu Năm Góc.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Marco Polo tại Học viện Paulson, những người gốc Hoa có phần đóng góp to lớn trong nền khoa học Mỹ. Hầu hết họ học trung học tại Trung Quốc, sau đó theo học các bậc học cao hơn tại các trường đại học Mỹ.

Hiện nay, một vấn đề lớn đối với Trung Quốc là thu hút những chuyên gia tài năng nhất. Có 9 trong số 10 nhà khoa học Trung Quốc được đào tạo tại Mỹ vẫn làm việc tại Mỹ. Khi mức sống ở Trung Quốc tăng lên, xu hướng này cũng có thể thay đổi.

(theo Sputnik)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/canh-tranh-cong-nghe-my-trung-lieu-bac-kinh-co-the-duoi-kip-washington-trong-10-nam-toi-150382.html