Cảnh tượng khó tin ở ngôi chùa hiểm trở nhất Trung Quốc

Chùa Huyền Không được xây dựng trên nền những hốc đá tự nhiên dọc theo đường viền của mỏm núi, gồm hơn 40 gian phòng được thông với nhau bằng các hành lang, cầu và lối đi có lót ván.

Tọa lạc trên một vách đá dựng đứng của núi Hằng Sơ ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, chùa Huyền Không (Huyền Không tự) là một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ ấn tượng nhất thế giới. Ảnh: Zhangzhugang.

Tọa lạc trên một vách đá dựng đứng của núi Hằng Sơ ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, chùa Huyền Không (Huyền Không tự) là một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ ấn tượng nhất thế giới. Ảnh: Zhangzhugang.

Theo sử sách, ngôi chùa này được xây dựng vào thời Bắc Ngụy (386-535) dưới sự khởi xướng của nhà sư Liễu Nhiên. Trong khoảng 1.500 năm, chùa đã trải qua rất nhiều lần trùng tu. Ảnh: Charlie fong.

Theo sử sách, ngôi chùa này được xây dựng vào thời Bắc Ngụy (386-535) dưới sự khởi xướng của nhà sư Liễu Nhiên. Trong khoảng 1.500 năm, chùa đã trải qua rất nhiều lần trùng tu. Ảnh: Charlie fong.

Do những biến động lịch sử, vào thế kỷ 19 chùa Huyền Không đã hư hại nặng nề. Đến cuối thế kỷ 19, nhờ nỗ lực của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, kiến trúc và tôn giáo, ngôi chùa đã được tái thiết. Ảnh: Steve Cadman.

Do những biến động lịch sử, vào thế kỷ 19 chùa Huyền Không đã hư hại nặng nề. Đến cuối thế kỷ 19, nhờ nỗ lực của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, kiến trúc và tôn giáo, ngôi chùa đã được tái thiết. Ảnh: Steve Cadman.

Về mặt kiến trúc, chùa Huyền Không được xây dựng trên nền những hốc đá tự nhiên dọc theo đường viền của mỏm núi, gồm hơn 40 gian phòng được thông với nhau bằng các hành lang, cầu và lối đi có lót ván. Ảnh: Zhangzhugang.

Về mặt kiến trúc, chùa Huyền Không được xây dựng trên nền những hốc đá tự nhiên dọc theo đường viền của mỏm núi, gồm hơn 40 gian phòng được thông với nhau bằng các hành lang, cầu và lối đi có lót ván. Ảnh: Zhangzhugang.

Kết cấu ngôi chùa được tạo nên từ những cây gỗ đứng và ngang. Những thanh gỗ ngang làm từ gỗ thiết sam gia công thành hình vuông, ngâm dầu cây trẩu, được cắm sâu vào trong vách đá đã giúp công trình trụ vững trên vách đá dốc đứng. Ảnh: Expedia.

Kết cấu ngôi chùa được tạo nên từ những cây gỗ đứng và ngang. Những thanh gỗ ngang làm từ gỗ thiết sam gia công thành hình vuông, ngâm dầu cây trẩu, được cắm sâu vào trong vách đá đã giúp công trình trụ vững trên vách đá dốc đứng. Ảnh: Expedia.

Các sảnh và hội trường của chùa được đặt tên theo các vị thần Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo, phản ánh tư tưởng phổ biến về Tam Giáo huấn hòa như một trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Ảnh: WindhorseTour.

Các sảnh và hội trường của chùa được đặt tên theo các vị thần Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo, phản ánh tư tưởng phổ biến về Tam Giáo huấn hòa như một trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Ảnh: WindhorseTour.

Tư tưởng Tam Giáo huấn hòa thể hiện rõ nét qua sự hiện diện của tượng Phật Thích Ca, Lão Tử và Khổng Tử trong các điện thờ của ngôi chùa. Ảnh: Nicor.

Tư tưởng Tam Giáo huấn hòa thể hiện rõ nét qua sự hiện diện của tượng Phật Thích Ca, Lão Tử và Khổng Tử trong các điện thờ của ngôi chùa. Ảnh: Nicor.

Vể tổng thể, nội thất chùa được trang trí bằng những họa tiết tinh xảo, nhiều tượng và tranh đồng, lồng đèn và các loại cây cảnh. Tất cả tạo nên một không gian trang nghiêm, thanh tịnh và ấm cúng. Ảnh: Gisling.

Vể tổng thể, nội thất chùa được trang trí bằng những họa tiết tinh xảo, nhiều tượng và tranh đồng, lồng đèn và các loại cây cảnh. Tất cả tạo nên một không gian trang nghiêm, thanh tịnh và ấm cúng. Ảnh: Gisling.

Ngày nay chùa Huyền Không nằm cách mặt đất khoảng 30 mét. Trong quá khứ, ngôi chùa nằm ở vị trí cao hơn, nhưng quá trình phù sa đã bồi lấp trong nhiều thế kỷ đã tôn cao địa hình khu vực. Ảnh: Booking.com.

Ngày nay chùa Huyền Không nằm cách mặt đất khoảng 30 mét. Trong quá khứ, ngôi chùa nằm ở vị trí cao hơn, nhưng quá trình phù sa đã bồi lấp trong nhiều thế kỷ đã tôn cao địa hình khu vực. Ảnh: Booking.com.

Lý do vì sao tiền nhân xây chùa Huyền Không cũng khá thú vị. Đầu tiên, việc xây chùa trên mỏm núi cao giúp ngôi chùa có thể tránh được các trận lụt. Ảnh: Zhangzhugang.

Lý do vì sao tiền nhân xây chùa Huyền Không cũng khá thú vị. Đầu tiên, việc xây chùa trên mỏm núi cao giúp ngôi chùa có thể tránh được các trận lụt. Ảnh: Zhangzhugang.

Thêm vào đó, chỏm núi phía trên bảo vệ ngôi chùa khỏi mưa và tuyết và các ngọn núi che chắn xung quanh cũng giúp giảm bớt hư hại do gió và ánh nắng mặt trời. Ảnh: WindhorseTour.

Thêm vào đó, chỏm núi phía trên bảo vệ ngôi chùa khỏi mưa và tuyết và các ngọn núi che chắn xung quanh cũng giúp giảm bớt hư hại do gió và ánh nắng mặt trời. Ảnh: WindhorseTour.

Bên cạnh đó, việc xây chùa ở nơi hiểm trở cũng thể hiện tinh thần của đạo Lão là đề cao sự yên tĩnh và biệt lập. Ảnh: Zhangzhugang.

Bên cạnh đó, việc xây chùa ở nơi hiểm trở cũng thể hiện tinh thần của đạo Lão là đề cao sự yên tĩnh và biệt lập. Ảnh: Zhangzhugang.

Việc người xưa đã làm thế nào để có thể vận chuyển khối vật liệu xây dựng to lớn lên vách núi dựng đứng để xây chùa khi chưa có các loại máy móc hiện đại vẫn là một ẩn số. Ảnh: Wikidata.

Việc người xưa đã làm thế nào để có thể vận chuyển khối vật liệu xây dựng to lớn lên vách núi dựng đứng để xây chùa khi chưa có các loại máy móc hiện đại vẫn là một ẩn số. Ảnh: Wikidata.

Ngoài cảnh quan ngoạn mục và kiến trúc độc đáo, Huyền Không tự còn là nơi lưu giữ nhiều tài liệu quan trọng về lịch sử và văn hóa của Trung Quốc. Ảnh: Worldkings.

Ngoài cảnh quan ngoạn mục và kiến trúc độc đáo, Huyền Không tự còn là nơi lưu giữ nhiều tài liệu quan trọng về lịch sử và văn hóa của Trung Quốc. Ảnh: Worldkings.

Với tất những giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật to lớn, ngôi chùa nổi tiếng này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010. Ảnh: G41rn8.

Với tất những giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật to lớn, ngôi chùa nổi tiếng này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010. Ảnh: G41rn8.

Mời quý độc giả xem video: Cách làm du lịch phố cổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/canh-tuong-kho-tin-o-ngoi-chua-hiem-tro-nhat-trung-quoc-2012036.html