Cảnh tượng ngập diện rộng làm đập Tam Hiệp 'gồng mình' chống lũ

Mưa lớn kéo dài ở Trung Quốc dẫn đến cảnh người dân chèo thuyền trên công viên hay tránh lên cao nhìn lũ lên gần nóc các nhà khác. Đập Tam Hiệp đang 'gồng mình' chống lũ.

 Tính đến nay, mưa lớn từ cuối tháng 5 đã ảnh hưởng tới gần 20 triệu người trên các tỉnh dọc con sông, và ít nhất 121 người thiệt mạng hoặc mất tích do lũ lớn, South China Morning Post dẫn nguồn truyền thông nhà nước. Dự báo mưa lớn sẽ tiếp tục trong 5 ngày tới trên nhiều khu vực của Trung Quốc. Trong ảnh, người dân nhìn ra các nhà bị ngập gần tới nóc ở tỉnh An Huy ngày 6/7. Ảnh: Reuters.

Tính đến nay, mưa lớn từ cuối tháng 5 đã ảnh hưởng tới gần 20 triệu người trên các tỉnh dọc con sông, và ít nhất 121 người thiệt mạng hoặc mất tích do lũ lớn, South China Morning Post dẫn nguồn truyền thông nhà nước. Dự báo mưa lớn sẽ tiếp tục trong 5 ngày tới trên nhiều khu vực của Trung Quốc. Trong ảnh, người dân nhìn ra các nhà bị ngập gần tới nóc ở tỉnh An Huy ngày 6/7. Ảnh: Reuters.

 Xe đi qua đoạn đường ngập sau mưa lớn ở Vũ Hán ngày 6/7. Vũ Hán, tâm điểm ban đầu của dịch Covid-19, hứng chịu mưa lớn và dông vào cuối tuần và ngày 6/7. Ảnh: Reuters.

Xe đi qua đoạn đường ngập sau mưa lớn ở Vũ Hán ngày 6/7. Vũ Hán, tâm điểm ban đầu của dịch Covid-19, hứng chịu mưa lớn và dông vào cuối tuần và ngày 6/7. Ảnh: Reuters.

 Các nhân viên theo dõi mực nước ở Vũ Hán ngày 6/7. Chính quyền Vũ Hán phải nâng phản ứng khẩn cấp lên mức cao thứ hai trên bốn mức cảnh báo, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã đưa tin. Ảnh: Tân Hoa xã.

Các nhân viên theo dõi mực nước ở Vũ Hán ngày 6/7. Chính quyền Vũ Hán phải nâng phản ứng khẩn cấp lên mức cao thứ hai trên bốn mức cảnh báo, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã đưa tin. Ảnh: Tân Hoa xã.

 Một người chèo thuyền trên một công viên ven sông bị ngập ở Vũ Hán ngày 5/7. Tính đến sáng sớm 6/7, mực nước Vũ Hán vượt trên mức cảnh báo tới 1,79 m, cũng theo bản tin của Tân Hoa xã. Ảnh: Chinatopix/AP.

Một người chèo thuyền trên một công viên ven sông bị ngập ở Vũ Hán ngày 5/7. Tính đến sáng sớm 6/7, mực nước Vũ Hán vượt trên mức cảnh báo tới 1,79 m, cũng theo bản tin của Tân Hoa xã. Ảnh: Chinatopix/AP.

 Một đoạn đường bị ngập ở Vũ Hán ngày 6/7. Ảnh: China News Service/Getty Images.

Một đoạn đường bị ngập ở Vũ Hán ngày 6/7. Ảnh: China News Service/Getty Images.

 Trong khi đó, mưa lớn tiếp tục dồn xuống Trùng Khánh ngày 6/7. Thành phố này nằm ở phía trên của sông Trường Giang (còn có tên khác là sông Dương Tử), và hơn 40.000 người sống gần sông buộc phải sơ tán. Ảnh: CGTN.

Trong khi đó, mưa lớn tiếp tục dồn xuống Trùng Khánh ngày 6/7. Thành phố này nằm ở phía trên của sông Trường Giang (còn có tên khác là sông Dương Tử), và hơn 40.000 người sống gần sông buộc phải sơ tán. Ảnh: CGTN.

 Một khu dân cư bị lũ ở Trùng Khánh. Ning Lei, quan chức từ Ủy ban Tài nguyên Nước sông Trường Giang, cho biết ủy ban của ông điều tiết dòng chảy vào đập Tam Hiệp ba lần trong tuần qua để giảm áp suất lên phần giữa và phần dưới của sông, để thuyền bè có thể đi lại an toàn. Ảnh: Tân Hoa xã.

Một khu dân cư bị lũ ở Trùng Khánh. Ning Lei, quan chức từ Ủy ban Tài nguyên Nước sông Trường Giang, cho biết ủy ban của ông điều tiết dòng chảy vào đập Tam Hiệp ba lần trong tuần qua để giảm áp suất lên phần giữa và phần dưới của sông, để thuyền bè có thể đi lại an toàn. Ảnh: Tân Hoa xã.

 Nhưng Fan Xiao, kỹ sư trưởng của Cục Địa lý và Khoáng sản Tứ Xuyên tại Thành Đô, cho biết sự hiệu quả của hệ thống phòng lũ còn phụ thuộc vào từng con đập cụ thể và mức nghiêm trọng của các cơn mưa. Trong ảnh, nhân viên cứu hộ tới hiện trường một xe buýt chở học sinh lao xuống hồ chứa ở tỉnh Quý Châu ngày 7/7. Ảnh: Reuters.

Nhưng Fan Xiao, kỹ sư trưởng của Cục Địa lý và Khoáng sản Tứ Xuyên tại Thành Đô, cho biết sự hiệu quả của hệ thống phòng lũ còn phụ thuộc vào từng con đập cụ thể và mức nghiêm trọng của các cơn mưa. Trong ảnh, nhân viên cứu hộ tới hiện trường một xe buýt chở học sinh lao xuống hồ chứa ở tỉnh Quý Châu ngày 7/7. Ảnh: Reuters.

 “Nếu có lũ nghiêm trọng kèm mưa lớn liên tục, như từng xảy ra năm 1998, sẽ khó nói được các con đập sẽ hiệu quả đến đâu”, ông cho biết, nói tới các trận lụt kinh hoàng giết chết hơn 2.000 người năm 1998. Trong ảnh, nước được xả khỏi đập Xiaolangdi để chống ngập ở tỉnh Hà Nam ngày 6/7. Ảnh: AP.

“Nếu có lũ nghiêm trọng kèm mưa lớn liên tục, như từng xảy ra năm 1998, sẽ khó nói được các con đập sẽ hiệu quả đến đâu”, ông cho biết, nói tới các trận lụt kinh hoàng giết chết hơn 2.000 người năm 1998. Trong ảnh, nước được xả khỏi đập Xiaolangdi để chống ngập ở tỉnh Hà Nam ngày 6/7. Ảnh: AP.

 Nước chảy ra từ đập Tam Hiệp ở Hồ Bắc vào tuần trước. Yang Wenfa, một quan chức khác của Ủy ban Tài nguyên Nước sông Trường Giang, nói với Tân Hoa xã rằng Trung Quốc đã xây dựng hơn 30.000 trạm đo lũ dọc theo sông Trường Giang, cho phép giới chức dự đoán chính xác. “Chúng tôi có thể lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp trong vòng 3-5 phút”, quan chức này cho biết. Ảnh: Tân Hoa xã.

Nước chảy ra từ đập Tam Hiệp ở Hồ Bắc vào tuần trước. Yang Wenfa, một quan chức khác của Ủy ban Tài nguyên Nước sông Trường Giang, nói với Tân Hoa xã rằng Trung Quốc đã xây dựng hơn 30.000 trạm đo lũ dọc theo sông Trường Giang, cho phép giới chức dự đoán chính xác. “Chúng tôi có thể lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp trong vòng 3-5 phút”, quan chức này cho biết. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trọng Thuấn

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/canh-tuong-ngap-dien-rong-lam-dap-tam-hiep-gong-minh-chong-lu-post1103964.html