Cao Minh: Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H'MôngTin khácGia đình nhiều thế hệ: Lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thốngChương trình 'Tiếp sức mùa thi': Nhân lên những hành động đẹp

Xã Cao Minh, huyện Tràng Định hiện có 136 hộ đồng bào dân tộc H'Mông (còn gọi là dân tộc Mông), chiếm trên 60% số hộ toàn xã. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mông đang dần mai một. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền xã đã chú trọng khôi phục, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào người Mông nơi đây.'Cao Minh là xã tập trung đông người Mông sinh sống nhất trên địa bàn huyện. Đây cũng là xã tiêu biểu của huyện trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông, thời gian tới, phòng tiếp tục tham mưu cho UBND huyện tăng cường chỉ đạo tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về giá trị và tầm quan trọng của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống; đặc biệt là nghiên cứu, xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm các hoạt động văn hóa của người Mông ở Cao Minh'.

Đến thôn Khuổi Làm, xã Cao Minh những ngày đầu tháng 7/2021, chúng tôi có dịp thăm gia đình chị Trịnh Thị Đối đúng lúc chị đang thêu trang phục truyền thống. Dưới bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mông, từng mũi kim, đường chỉ tạo nên những họa tiết, hoa văn độc đáo rất đẹp mắt… Chị Đối cho biết: Khi mới về làm dâu (năm 2011), tôi được mẹ chồng dạy cách làm trang phục truyền thống. Để làm được 1 bộ trang phục truyền thống, chúng tôi phải cắt, may, khâu, thêu rất cầu kỳ. Mặc dù vậy, nhưng để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nên tôi tự làm trang phục cho mình và các thành viên trong gia đình.

Được biết thôn Khuổi Làm có 54 hộ dân với 220 nhân khẩu thì có 100% người là đồng bào dân tộc Mông. Hằng năm, người dân trong thôn thường xuyên được tuyên truyền, khuyến khích tự may thêu trang phục và mặc trang phục dân tộc trong những sự kiện như cưới, hỏi, lễ hội văn hóa diễn ra ở thôn, xã…

Người dân tộc H’Mông đen xã Cao Minh, Tràng Định truyền dạy kỹ thuật thêu thổ cẩm truyền thống cho thế hệ trẻ

Người dân tộc H’Mông đen xã Cao Minh, Tràng Định truyền dạy kỹ thuật thêu thổ cẩm truyền thống cho thế hệ trẻ

Không riêng Khuổi Làm, hầu hết người Mông trong xã Cao Minh đều có ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống. Được biết, người Mông ở Cao Minh chủ yếu thuộc nhóm người Mông đen với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc còn được lưu giữ như: làn điệu dân ca Slỷ Ná Mẻo; trang phục thổ cẩm với màu sắc thiên về màu chàm và đen; kỹ năng nấu rượu, làm khèn lá, sáo bốn lỗ; kỹ năng thêu thùa và làm trang phục truyền thống cùng các món ẩm thực như: rượu men lá, thịt treo gác bếp và những trò chơi dân gian như: đẩy gậy, kéo co, ném pao, múa khèn…

Ông Trịnh Thế Truyền, Chủ tịch UBND xã Cao Minh cho biết: Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã đã đẩy mạnh nhiều giải pháp giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Cụ thể như tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; phát huy sự tín nhiệm của người có uy tín trong tuyên truyền giữ gìn bản sắc; đưa công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Mông vào nghị quyết Đảng bộ xã. Ngoài ra, xã còn chủ động đề xuất lên UBND huyện phục dựng một số làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, trình diễn trang phục của người Mông vào dịp lễ hội đầu xuân và các sự kiện.

Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, UBND xã đã chỉ đạo 7/7 thôn thành lập đội văn nghệ thường xuyên tập luyện, tham gia giao lưu, biểu diễn tại các sự kiện lớn ở trong và ngoài tỉnh như: Tuần văn hóa, thể thao, du lịch lần I, II, III của tỉnh; Ngày hội văn hóa dân tộc Mông tại Hà Giang, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội… Riêng năm 2020, UBND xã đã khuyến khích bà con trong xã thành lập CLB khôi phục bản sắc và trang phục dân tộc Mông với 20 thành viên. CLB đã huy động nguồn lực xã hội hóa, vận động các hội viên khôi phục nghề làm trang phục truyền thống cũng như truyền dạy các làn điệu dân ca.

Bằng nhiều cách làm trong việc gìn giữ văn hóa truyền thống, người Mông ở Cao Minh đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại cơ sở. Hết năm 2020, toàn xã có 7/7 thôn đạt danh hiệu văn hóa với 181/218 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 83% (tăng 7% so với năm 2019).

Bà Lục Thị Phương, Phó Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Tràng Định

TUYẾT MAI

TUYẾT MAI - DƯƠNG DUYÊN

Nguồn Lạng Sơn: https://baolangson.vn/van-hoa/434920-cao-minh-bao-ton-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-hmong.html