Cặp sinh đôi hơn 4 tuổi vẫn nói ngọng - Câu chuyện cảnh tỉnh cho ba mẹ
Là mẹ của 2 bé sinh đôi sắp bước vào lớp 1, chị H. vô cùng lo lắng khi cả 2 bé đều nói ngọng, khó phát âm, dù luyện thế nào cũng không cải thiện. Nguyên nhân thực sự làm 2 bé chậm nói khiến chị và cả gia đình tá hỏa…
Con hơn 4 tuổi vẫn nói ngọng, luyện thế nào cũng không khỏi
Chị H. - mẹ của 1 cặp song sinh đã chia sẻ hành trình chữa ngọng cho cả 2 bé trong group và nhận được sự quan tâm của rất nhiều ba mẹ khác. Chị cho biết lần đầu làm mẹ, lại là mẹ của 1 cặp song sinh vừa vui vừa áp lực bởi những kiến thức để chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho các bé quá rộng, chị không thể biết hết và một trong số đó là dị tật dính thắng lưỡi. Mãi cho đến khi 2 bé được 3 tuổi, 2 vợ chồng chị cho các bé đi khám Nhi tổng quát ở Nhi TW thì mới biết cả 2 bé đều bị dính thắng lưỡi.
Khi đó, bé anh bị dính thắng lưỡi ở mức độ 3, bé em dính thắng lưỡi ở cuối mức 2, đầu mức 3. Mặc dù nhận thấy các con nói ngọng so với các bạn cùng tầm tuổi nhưng chị lại chủ quan cho rằng đó là do ảnh hưởng của tiếng địa phương, chị cũng không suy nghĩ nhiều.
Đến khi cả 2 bé hơn 4 tuổi, sắp vào lớp 1 mà ba mẹ, cô giáo ở lớp luyện mãi nhưng các bé vẫn không thể phát âm được "n" và "l". Điều này khiến chị H. đi từ lo lắng sang stress. Nội ngoại 2 bên gia đình không có ai ngọng như vậy, các bé nói chỉ có ba mẹ hiểu được, họ hàng, người ngoài cứ lời qua tiếng lại. Đồng thời chị H. cũng sợ khi các bé lớn hơn, đi học cấp 1 bị bạn bè trêu đùa, không theo được các bạn rồi mặc cảm tự ti. Đến lúc này, chị mới nhớ đến kết luận của bác sĩ khi khám tổng quát ở Nhi.
Sau đó 2 vợ chồng chị quyết định cho bé lên Bệnh viện khám lại. Bác sĩ đã giải thích cho chị độ 3 đã là độ nặng còn trường hợp bạn bé thì chớm độ 3 vì vậy lưỡi của 2 bé không uốn được nên bị ngọng do đó phải nên cắt thắng lưỡi cho các con. Nếu phát hiện và cắt sớm cho bé thì không sao nhưng do chị đưa các bé đến muộn nên quá trình luyện nói lại cho các bé khó hơn.
Tròn 2 tháng kể từ ngày phẫu thuật, chị H. cho biết 2 bạn nhỏ đã phát âm đc "n" còn "l" thì chưa đc tròn vành rõ chữ, nhưng như vậy cũng đủ để 2 vợ chồng chị H. hạnh phúc, mừng rơi nước mắt.
Dính thắng lưỡi và những ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
Từ câu chuyện mà chị H. chia sẻ có thể thấy, dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến khả năng ngôn ngữ của trẻ. Dính thắng lưỡi là do dây thắng lưỡi (một lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi) quá ngắn làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi.
Dị tật này cũng không quá khó phát hiện, ba mẹ có thể tự kiểm tra cho các bé bằng mắt thường. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác bé đang dính thắng lưỡi ở mức độ nào, có cần can thiệp tiểu phẫu hay không, cần đến sự thăm khám trực tiếp của các bác sĩ chuyên khoa.
3 - 6 tháng tuổi - thời điểm vàng để cắt thắng lưỡi
Nếu như ở độ tuổi của cặp song sinh khi cắt thắng lưỡi đã là muộn, vậy đâu là khoảng thời gian vàng để cắt thắng lưỡi cho con mà không ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ? - Đây chắc là câu hỏi được nhiều ba mẹ quan tâm nhất.
Thời điểm vàng để cắt thắng lưỡi cho các bé là từ 3 - 6 tháng tuổi, bởi vì
- Trẻ đủ khỏe mạnh để chịu đựng tốt để bác sĩ tiến hành phẫu thuật.
- Không nên cắt thắng lưỡi trễ hơn với trẻ bị dính thắng lưỡi mức độ nặng, vì tật dính thắng lưỡi để càng để lâu sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn uống, phát triển ngôn ngữ, và thẩm mỹ của trẻ.
- Trường hợp trẻ dính độ 1, 2 và có nhu cầu cắt có thể cắt lúc 4, 5 tuổi.
"Thực tế, qua việc tiếp xúc, thăm khám và cắt dính thắng lưỡi cho rất nhiều bé, tôi nhận thấy tâm lý chung của ba mẹ, ông bà đó là cho rằng nói ngọng chỉ cần luyện tập, thay đổi môi trường sống là hết. Điều này không hoàn toàn sai nhưng trong nhiều trường hợp như với các bé dính thắng lưỡi thì không đúng. Quan niệm này góp phần khiến cho thời gian can thiệp chậm trễ, gây khó khăn khi luyện tập phát âm lại của bé.
Dính thắng lưỡi khiến cho lưỡi không thể linh hoạt cong hay uốn khi phát âm vì thế bé không thể nói tròn vành rõ chữ như các bé khác. Vì vậy để không ảnh hưởng đến khả năng phát âm cũng như thể chất của trẻ, thời gian phù hợp nhất để cắt thắng lưỡi là giai đoạn trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi"- Bác sĩ CKI Nguyễn Song Hào tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn chia sẻ.
Cắt thắng lưỡi bằng phương pháp Laser: không đau, không chảy máu tại BVĐK Bảo Sơn
Thấu hiểu lo lắng của nhiều ba mẹ trước khi cho các bé đi cắt thắng lưỡi: xót con vì bé còn quá nhỏ, lo sợ bé sau khi phẫu thuật sẽ đau mà quấy khóc, hay phải kiêng khem khiến bé sụt cân,... Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn đã đưa vào áp dụng phương pháp cắt thắng lưỡi bằng laser không đau, không chảy máu, ăn uống bình thường sau khi phẫu thuật.
Với phương pháp phẫu thuật bằng Laser, đây là kỹ thuật dùng laser bán dẫn để cắt thắng lưỡi bám sai vị trí gây cản trở hoạt động của lưỡi. Ưu điểm của phương pháp này là: nhanh lành thương, không chảy máu, giảm nguy cơ tái phát, mô sẹo được giảm thiểu nhiều hơn so với các kỹ thuật thông thường.
Với quy trình khoa học, tối ưu đem lại hiệu quả triệt để đồng thời không làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ ở giai đoạn hậu phẫu, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn đã phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho hàng trăm bé. Thời gian thực hiện tiểu phẫu cũng rất ngắn chỉ 10 - 15 phút, không đau, không chảy máu, không cần lưu viện. Trẻ có thể ăn/bú lại ngay sau khi thực hiện 30 phút.
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn không chỉ quy tụ đội ngũ y, bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn… mà còn có chất lượng dịch vụ tốt. Trong suốt quá trình làm thủ tục và các xét nghiệm trước khi phẫu thuật, các bé và ba mẹ đều có phòng chờ riêng/khu vui chơi, được tặng phiếu ăn nhẹ sau khi phẫu thuật xong.
Để được tư vấn chi tiết thêm về dịch vụ và các chương trình ưu đãi cho dịch vụ Cắt thắng lưỡi tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, ba mẹ có thể liên quan trực tiếp qua hotline 091 997 3194 để được tư vấn tổng thể và cụ thể.
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn - 52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Tổng đài: 1900 599 858 hoặc Hotline: 091 997 3194