Carlos Ghosn: Lãnh đạo Nissan từng 'không thể đánh mất' và sự phản bội vì lòng tham

Bản án ban đầu xoay quanh cuộc chiến giữa 'kẻ phản bội' Carlos Ghosn và tập đoàn Renault – Nissan đã có với phần thiệt thuộc về cựu lãnh đạo người Pháp.

Sau 8 tháng đối đầu pháp lý căng thẳng giữa Carlos Ghosn và Renault – Nissan đã tiến đến bản án đầu tiên.

Đứng trước vành móng ngựa tại tòa án Tokyo không phải Carlos Ghosn mà là Greg Kelly – một luật sư tới từ Tennessee đã làm việc tại Nissan trong tròn 30 năm trước khi bị bắt giam vào năm 2018 vì tội danh đồng lõa giúp Carlos Ghosn tham ô 87 triệu USD. Nếu cựu lãnh đạo người Pháp không có màn đào tẩu thần kỳ khỏi Tokyo cách đây 2 năm, ông mới là người đứng trước tòa.

Liệu Carlos Ghosn là lãnh đạo mà Nissan không thể giữ hay không thể để mất?

Trong suốt những phiên tòa trong 8 tháng qua, Carlos Ghosn, dưới lời kể của các lãnh đạo cấp cao lẫn nhân viên cấp thấp từ Nissan, đều hiển hiện ra hình ảnh một người đáng sợ. Những câu từ của ông, bên trong nội bộ Nissan, là "luật". Dù ông từng là cứu tinh của Renault – Nissan, lòng tham của Carlos Ghosn đã biến ông thay người Nissan không còn có thể kiềm chế.

Nhiệm vụ Ghosn giao cho Greg Kelly là tạo dựng một cơ chế phòng thủ giúp ẩn đi mức lương thực tế mà lãnh đạo này tự đề đạt và tự nhận, đồng thời giúp ông giữ lại một hình ảnh "vinh quang" tại cả Pháp và Nhật.

Nói 1 tay Carlos Ghosn giúp vực dậy Nissan sau quãng thời gian thảm họa, bao gồm động đất và sóng thần Tohoku vào năm 2011, cũng không hề sai. Có chăng, cái tôi và lòng tham quá lớn tạo thành nhờ công lao quá lớn nói trên khiến Carlos Ghosn không còn là "anh hùng" trong mắt Nissan lẫn đối tác Renault, thay vào đó ông trở thành cái gai trong mắt họ.

Không chỉ sợ ảnh hưởng tài chính mà Ghosn đem lại, Nissan còn sợ vị lãnh đạo này rời đi và lôi kéo cùng ông toàn bộ bộ sậu lãnh đạo mà họ sở hữu.

Trước khi 2 bên chính thức chia tay, Ghosn đã đối mặt với việc buộc phải giảm lương do chính sách của cả Pháp và Nhật liên quan tới cơ chế công khai tài chính và mức lương doanh nghiệp. Yêu cầu công khai mức lương (quá cao) khi đó của Ghosn sẽ khiến hình ảnh lãnh đạo này bị tổn hại và các nhân viên dưới quyền bất mãn.

Sau khi tự hạ thấp lương của mình và công khai con số trên, lãnh đạo này lập tức yêu cầu các giám đốc cấp cao của Nissan, chẳng hạn cựu COO Toshiyuki Shiga, tìm cách "đền bù" lại cho ông số tiền mất đi bằng nhiều cách, trong đó chẳng hạn có lương hưu. Tất nhiên, khi đó chẳng ai dám trái lời "cứu tinh" mà cũng là "nhà độc tài" này.

Nếu Ghosn nghỉ hưu ở tuổi 60 (2014), ông hoàn toàn có thể nhận mức lương "full" từ Nissan do thỏa thuận ngầm nói trên, vừa có khả năng làm cố vấn chiến lược cấp cao cho bất cứ đối thủ nào của tập đoàn Nhật trên thị trường. Độ tuổi trên vẫn còn là khá trẻ so với giới lãnh đạo cấp cao làng xe nói chung, đồng thời danh tiếng của ông khi đó giúp ông được "thèm khát" bởi gần như mọi thế lực lớn.

"Phần lớn những ý tưởng tốt nhất từ Nissan đều đến từ Ghosn", Kelly khẳng định.

Khi mà mọi biện pháp giữ chân và kiềm tỏa nhà lãnh đạo này là vô vọng…

… giải pháp cuối cùng chỉ có 1: đạp đổ tất cả thuộc "đế chế Ghosn" và xây dựng lại từ đầu. Giờ, gần như toàn bộ đội ngũ lãnh đạo cấp cao của Nissan không còn dính líu tới "bộ sậu" 5 năm về trước.

Tòa án tại Hà Lan trong tuần trước đã yêu cầu Carlos Ghosn đền bù 6 triệu USD cho Nissan/Mitsubishi tiền lương trái phép của ông trong thời gian còn công tác tại đây trong vụ kiện mà chính nhà lãnh đạo này mới là bên khởi kiện. Tất nhiên, nhà lãnh đạo này lập tức kháng cáo.

Vụ kiện, vì thế, sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian dài. Ai đúng, ai sai thật sự khó lòng nói được, tuy nhiên khó có thể nói 2 phía hạnh phúc sau ngày chia tay. Carlos Ghosn từng dự đoán Nissan sẽ sớm phá sản khi không có ông và giờ họ đúng thật đang là thương hiệu Nhật Bản gặp khó nhất thị trường với nhiều năm thua lỗ liên tục…

Tham khảo: Financial Times

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/carlos-ghosn-lanh-dao-nissan-tung-khong-the-danh-mat-va-su-phan-boi-vi-long-tham-6202125573653417.htm